Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non Thái Nguyên trên đường cán đích phổ cập trẻ 5 tuổi
 

Hôm 21/8, tại Thái Nguyên, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 ngành học mầm non tỉnh Thái Nguyên. Nhóm phóng viên báo Giáo dục và Thời đại tường thuật trực tuyến tại Hội trường Trường Mầm non 19/5 (TP Thái Nguyên).


Dự Hội nghị có bà Vũ Thị Nga - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên, Chủ tịch công đoàn ngành GD&ĐT Thái Nguyên, lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh,... cùng đông đảo hiệu trưởng, giáo viên các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.


Giữ vững chất lượng giáo dục mầm non
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vũ Thị Nga đánh giá cao thành quả mà ngành GDMN đạt được trong năm học vừa qua. Chất lượng GD luôn được giữ vững. Trong năm học qua, các trường thực hiện tốt việc tuyên truyền GD về tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm nên không có trường hợp ngộ độc, tai nạn đáng tiếc nào xảy ra ở tất cả các trường. Công tác nuôi dưỡng cũng được chú trọng nên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi đều duy trì mức độ thấp.

Theo Phó Giám đốc Vũ Thị Nga, điểm nhấn của ngành học mầm non giai đoạn 2010-2015 là thực hiện phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, do vậy, các trường cần tập trung nâng cao chất lượng GD, huy động trẻ đến trường và thực hiện tốt định biên giáo viên/lớp, trang bị đầy đủ thiết bị - đồ dùng dạy học tối thiểu cho các lớp, đặc biệt là lớp mẫu giáo trẻ 5 tuổi.

Để thu hút trẻ ra lớp nhiều hơn, lãnh đạo Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho rằng các trường cần chủ động tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục để xây dựng thương hiệu cho trường nói riêng, nâng cao chất lượng GD ngành học nói chung.


Những thành quả nổi bật
Đánh giá chung về tình hình ngành học mầm non năm học 2012 - 2013, với báo cáo trình bày hấp dẫn, khoa học, đậm chất mầm non, Trưởng phòng GD Mầm non (Sở GD&ĐT Thái Nguyên) Nguyễn Minh Loan cho biết: Ngành học mầm non tỉnh Thái Nguyên thực hiện xuất sắc đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tính đến 31/5/2012 đã công nhận được 164/181 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục và 5/9 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục MNCTE 5T.


Thực hiện chuyển đổi 209 trường Mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công lập, với tổng số trên 4.000 giáo viên biên chế nhà nước.


Tăng 5 trường mầm non và tăng 14 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong năm học vượt chỉ tiêu.
100% các trường mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, chỉ đạo 100% thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và chỉ đạo phần mềm quản lý hồ sơ chứng từ nuôi dưỡng tốt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm so với yêu cầu đề ra.


Thực hiện công tác bồi dưỡng đào tạo giáo viên đáp ứng với yêu cầu. 100% giáo viên trên chuẩn 60% tăng 16,7% so với năm học trước. 100% cán bộ quản lý đạt trên chuẩn, tăng 10,24% so với năm học trước. 100% cán bộ quản lý, 90,3% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong GDMN đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; đánh giá chuẩn hiệu trưởng; chuẩn hiệu phó trong các cơ sở GD mầm non.

Thực hiện xuất sắc công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ và cộng đồng về GDMN. Phối kết hợp tốt với các đoàn thể cơ quan hữu quan trong công tác huy động trẻ ra lớp và chăm sóc giáo dục trẻ cũng như phát triển GDMN trên địa bàn.


Cô và trò Trường Mầm non 19/5 (TP Thái Nguyên)

Năm học 2012 - 2013, ngành học mầm non tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tích nổi bật: Quy mô trường học ngày càng phát triển. Toàn tỉnh hiện có 215 trường mầm non, tăng 5 trường so với năm học trước, trong đó có 209 trường mầm non công lập, 1 dân lập và 5 tư thục với tổng số 2146 nhóm lớp.

Hệ thống trường lớp bao phủ đến tận xã, phường, thôn, bản nên số học sinh được huy động đến lớp cũng không ngừng gia tăng. Tính đến hết năm học 2012-2013, Thái Nguyên có 12.783 trẻ nhà trẻ ra lớp.Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường đạt 91,51% (53.228/58.330), riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%.


Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non: Phòng GDMN đã chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng GD trẻ đảm bảo 100% số trẻ đến trường đều được hưởng quyền chăm sóc bình đẳng. Mọi trẻ đều được bảo vệ, chăm sóc đúng quy chế, điều lệ trường MN quy định. Trẻ em được hưởng chế độ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.


Đối với trẻ dân tộc thiểu số đến trường chưa nói thành thạo tiếng Việt, Phòng GDMN đã yêu cầu các trường chọn giáo viên biết tiếng dân tộc trực tiếp giảng dạy cho các cháu để trẻ thuận lợi trong giao tiếp. Nhờ làm tốt công tác vận động cũng như dạy tiếng Việt, số trẻ dân tộc ra lớp đạt trên 60% (18.145 trẻ).


Trẻ khuyết tật cũng được tiếp nhận và học hòa nhập. Hiện có 112/182 trẻ khuyết tật ra lớp. Các em được đối xử tốt, tiếp cận phương pháp giáo dục phù hợp.


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục mầm non tỉnh Thái Nguyên năm học qua còn một số khó khăn hạn chế. Đó là việc đâu tư kinh phí cho giáo dục mầm non đã tăng, song so với yêu cầu trẻ ra lớp ngày một đông còn thiếu phòng học, hạn chế trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vẫn con tình trạng phòng học nhờ, tạm đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Nền tảng vững chắc để cán đích phổ cập cho trẻ 5 tuổi
Theo Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Thái Nguyên) Nguyễn Minh Loan, sau 2 năm triển khai đề án PCGDMN trẻ 5 tuổi, đối chiếu với các tiêu chí công nhận đạt chuẩn mục tiêu phổ cập theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT, tháng 4/2013 tỉnh Thái Nguyên đã có 164/181 xã, phường, thị trấn hoàn thành với tổng số 196/215 trường MN, 573/644 lớp mẫu giáo 5 tuổi và 17.774/19.242 trẻ đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.


Ngành giáo dục Mầm non đặt mục tiêu nhiệm vụ công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2014 là đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh được đến lớp để thực hiện chăm sóc giáo dục 2 buổi/ ngày, ăn bán trú tại trường (đủ 1 năm học), nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.

Phấn đấu đến năm 2014 có 17 xã, phường, thị trấn hoàn thành mục tiêu phổ cập. Tháng 6/2014, tỉnh Thái Nguyên đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi cấp tỉnh.

Các chỉ tiêu được đặt ra: Tiếp tục duy trì công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào những năm tiếp theo trên cơ sở những kinh nghiệm đã tích lũy được; Chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm 100% trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi ra lớp và được học 2 buổi/ ngày...


Để đạt mục tiêu toàn tỉnh hoàn thành phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi trong năm 2014, ngành học MN Thái Nguyên sẽ triển khai các giải pháp: Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi các cấp.


Hoạt động của Ban chỉ đạo hàng năm tập trung vào các nhiệm vụ: Tổ chức tốt ngày hội Toàn dân đưa trẻ đến trường, thể hiện được tinh thần ngày hội toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp GD. Ban chỉ đạo phân công giáo viên theoo dõi địa bàn điều tra, bổ sung, nắm chắc số lượng trẻ từ 0-5 tuổi để kiểm kê chính xác số liệu trẻ đang học, số trẻ chưa ra lớp...


Bài học kinh nghiệm từ cơ sở
Tại Hội nghị, hiệu trưởng một số trường đã đạt thành tích xuất sắc, nổi bật trong năm học 2012 - 2013 đã báo cáo tham luận, đưa ra những kinh nghiệm, bài học thực tiễn về kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non...

CôMai Thị Lợi - Hiệu trưởng Trường MN Tiên Hội (Đại Từ, Thái Nguyên) - Trường đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên thực hiện kiểm định đánh giá chất lượng - đã chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng GDMN. Đó là Hiệu trưởng phải là người giúp giáo viên hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc tự đánh giá chất lượng GD trong giai đoạn hiện nay, tạo sự đồng thuạn trong tập thể GV để đánh giá một cách khách quan, trung thực những việc đã thực hiện trong những năm học trước và có kế hoạch cải tiến công tác GD của nhà trường trong những năm tiếp theo.

Trong quá trình thực hiện tự đánh giá và kiểm định chất lương, nguyên tắc tập trung dân chủ phải được thực hiện nghiêm túc.

Hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo tổ văn phòng, các tổ chuyên môn và các bộ phận khác trong nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lưu trữ, cập nhật hồ sơ một cách khoa học và các văn bản thông tin minh chứng theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trong từng năm học. Tuyệt đối tránh tình trạng đến thời điểm tự đánh giá mới tìm thông tin minh chứng.


Trong quá trình đánh giá kiểm định của đơn vị phải có biên bản để theo dõi và ghi nhận toàn bộ quá trình làm việc của hội đồng tự đánh giá trường mầm non.

Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Định Hóa - Tô Thị Ninh - báo cáo tham luận với nội dung về biện pháp chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục. Trong đó, nhiệm vụ đối với phòng GD&ĐT: Cần giúp cho cán bộ quản lý thay đổi về nhận thức trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình. Đây là điều kiện để cán bộ quản lý tiếp cận chương trình một cách đầy đủ nhất.


Chương trình GDMN mới có tính mở, linh hoạt, GV được chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, tuy nhiên chương trình yêu cầu kế hoạch phải sát, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại đơn vị và điều kiện của địa phương. Nội dung của kế hoạch phải cụ thể, thể hiện rõ trong các hoạt động, vì càng cụ thể giáo viên càng tổ chức được tốt mục tiêu của chương trình, cụ thể hơn là việc thực hiện kết quả đánh giá bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi nhiều nội dung chưa được gợi ý trong chương trình ban hành GV sẽ khó thực hiện.


Việc lập kế hoạch còn là một biện pháp giúp cấp quản lý chuyên môn và giáo viên trực tiếp giảng dạy thấy rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của các cá nhân, ban giám hiệu được chủ động hơn không bị lúng túng trong công việc.

Giúp điều chỉnh các hoạt động chuyên môn của nhà trường, của lớp thực hiện đạt kết quả cao. Mặt khác, xây dựng được một kế hoạch có sự thống nhất cao từ BGH nhà trường đến GV còn là cơ sở để nhà trường và cấp trên kiểm tra đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình của đơn vị.


9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới
Triển khai nhiệm vụ năm học mới, ngành Giáo dục Mầm non tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới. Đó là tiếp tục triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua; Tập trung triển khai thực hiện các CT; NQ; QĐ của Trung ương; Bộ GD; Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh đề ra;

Phát triển quy mô, mạng lưới cơ sở GDMN; Đẩy mạnh công tác phổ cập PCGDMNTENT. Hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMNCTENT tỉnh Thái Nguyên vào năm 2014 (Có báo cáo sơ kết thực hiện công tác phổ cập GDMNCTENT riêng);


Nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ; Tăng cường CSVC, thiết bị dạy học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV mầm non; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần; Tăng cường nguồn vốn các dự án nâng cao CLCS - GD trẻ MN;

Về công tác quản lý: Thực hiện các văn bản chỉ đạo GDMN; Thực hiện đánh giá chuẩn HT(TT17), HP, đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV (TT02), Kiểm định CLGD trường MN (TT45) ... Tăng cường thanh, kiểm tra toàn diện cơ sở GDMN, đặc biệt đối với các cơ sở GDMN tư thục; Tăng cường đầu tư trang thiết bị GD, tài liệu, học liệu theo danh mục và tiêu chuẩn kĩ thuật ĐDĐC, TBDH tối thiểu cho GDMN, ưu tiên lớp MG 5 tuổi. Tuyệt đối không sử dụng SGK, thiết bị kém chất lượng, tránh hàng giả, hàng nhái. Thực hiện cải cách hành chính;

Đẩy mạnh công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ. Tăng cường công tác tuyên truyền về Giáo dục
mầm non.


Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vũ Thị Nga trao bằng khen của Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho 17 tập thể đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi năm học 2012 - 2013.

Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Nguyễn Ngọc Nam và Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên - Vũ Tiến Quân - trao bằng khen của Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho 23 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2012 - 2013.

Các cá nhân và tập thể xuất sắc còn nhận được phần thưởng từ Công ty cổ phần Phú Bách Việt và Công ty TNHH Hoàng Mai - hai doanh nghiệp hỗ trợ, đồng hành cùng giáo dục mầm non Thái Nguyên trong thời gian qua.


Đồng chí Phạm Đình Cường - Chính ủy Nhà máy thép 127 - trao quà cho Hiệu trưởng Mầm non Đồng Thịnh (Định Hóa ) - Ma Thị Cứu và Trưởng phòng Giáo dục Võ Nhai - Nguyễn Văn Chấn. Đây là 2 cán bộ quản lý là người dân tộc có thành tích xuất sắc trong phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi tỉnh Thái Nguyên.


Ngành giáo dục mầm non Thái Nguyên mong muốn thời gian tới sớm điều chỉnh giao định mức biên chế để giáo viên nuôi dưỡng là giáo viên biên chế nhà nước, vì thuê khoán cô nuôi dưỡng sẽ không đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cùng đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện Đề àn kiên cố hóa trường học giai đoạn 2012 - 2015 để các địa phương thực hiện được kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tăng đầu tư kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia cho các tỉnh miền núi.


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bình Phước đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (20/8)
 GD Mầm non triển khai nhiệm vụ năm học mới (19/8)
 Thế nào là trường lớp đạt chuẩn quốc gia ở Hậu Giang? (16/8)
 Hà Nội: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào cuối năm nay (15/8)
 59 giáo viên được ký hợp đồng dài hạn (14/8)
 6 tỉnh hoàn thành phổ cập mầm non (13/8)
 6 trường mầm non Nghệ An đạt chuẩn chất lượng (9/8)
 Ngổn ngang nỗi lo đầu năm học mới: Phổ biến tình trạng 55 học sinh/lớp (8/8)
 TPHCM hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Vẫn chưa hết lo! (7/8)
 NĂM HỌC MỚI 2013 – 2014 Ở KIÊN GIANG: Lo thiếu giáo viên mầm non (6/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i