Giáo dục mầm non
   Thành công từ việc các cấp chính quyền quan tâm phát triển giáo dục mầm non
 

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong tốp đầu của cả nước hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) năm tuổi vào năm 2012. Về cơ bản tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch đất để xây dựng trường mầm non.


Trường mầm non Liên Cơ (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đạt chuẩn quốc gia.


Trong thời gian gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chủ trương và quyết sách mạnh mẽ nhằm phát triển quy mô GDMN. Ðến nay, toàn tỉnh có 171 trường mầm non (MN), trong đó có 102 trường đạt chuẩn quốc gia, 168 trường tổ chức bán trú, 163 trường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp GDMN, tất cả các trường đều nối mạng in-tơ-nét.


Nhìn lại những năm trước đây, khi Luật Giáo dục chưa bổ sung quy định về phổ cập giáo dục MN năm tuổi, tháng 7-2007, tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 15/2007/NQ-HÐND quy định diện tích đất trường học đối với những trường mới thành lập, chuyển địa điểm và mở rộng diện tích. Trong đó, trường MN phải bảo đảm ít nhất 20 m2/trẻ (cao hơn quy định hiện nay của Bộ GD và ÐT: Ít nhất 12 m2/trẻ ở nông thôn và miền núi, 8 m2/trẻ ở thành phố và thị xã). Những trường có ít học sinh cũng phải bảo đảm diện tích ít nhất 3.000 m2. Tỉnh hỗ trợ 100% việc đền bù giải phóng mặt bằng các trường MN, tiểu học và THCS ở các xã miền núi, xây dựng các khu trung tâm MN đều là nhà hai tầng có năm phòng học, phòng hiệu trưởng, văn phòng, phòng âm nhạc, phòng y tế, bếp ăn, vệ sinh với mức đầu tư cụ thể: Xã khó khăn, đặc biệt khó khăn 1,35 tỷ đồng/xã; xã miền núi 1,2 tỷ đồng/xã; các xã, phường, thị trấn còn lại 1,05 tỷ đồng/xã.


Mới đây, năm 2010, tỉnh kiên quyết chuyển đổi tất cả 158 trường MN bán công sang công lập, cho phép các trường này lập dự toán chi thường xuyên như các trường phổ thông công lập với tổng kinh phí chi thường xuyên là 92 tỷ đồng, 100% giáo viên MN ngoài biên chế được hưởng lương, bảo hiểm theo trình độ đào tạo, được hưởng phụ cấp đứng lớp và tăng lương như giáo viên trong biên chế, tuyển cho mỗi trường MN một nhân viên y tế và một nhân viên kế toán, giải quyết chế độ thỏa đáng cho số giáo viên MN cao tuổi. Tỉnh đã giành 100 tỷ đồng cho việc mở rộng diện tích đất và 43 tỷ đồng để đầu tư trang bị đồ dùng, đồ chơi cho các lớp năm tuổi chuẩn bị cho việc phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi. Riêng năm 2010, tỉnh chi 10 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng cho các trường MN bảo đảm đủ diện tích 20 m2/trẻ. Trẻ em nghèo, trẻ em các xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mỗi tháng 70 nghìn đồng/trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường, hỗ trợ 92,3 tỷ đồng chi lương, phụ cấp và chi các hoạt động giáo dục cho các trường MN, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, nhất là đối với các trường thực hiện chương trình đổi mới.


Ðể thực hiện mục tiêu lâu dài xây dựng tất cả các trường MN đạt chuẩn quốc gia, trong năm học vừa qua, tỉnh đã dành 36 tỷ đồng đầu tư xây dựng trường MN đạt chuẩn và cuối năm học có 11 trường được công nhận đạt chuẩn. 7/7 trường MN tư thục đều là trường chất lượng cao, có trường đạt chuẩn quốc gia. Tổng kinh phí đầu tư cho GDMN trong năm học 2010 - 2011 lên đến 501,4 tỷ đồng. Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng rất hào hứng với chủ trương của tỉnh, hỗ trợ trang bị máy lọc nước, đồ chơi, tranh tuyên truyền cho các trường MN trị giá hàng tỷ đồng.


Quan điểm ưu tiên đầu tư cho GDMN của lãnh đạo tỉnh nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả các cấp, các ngành và người dân, nhờ đó mọi việc diễn ra thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, đến từng người dân, giáo viên. Phó trưởng phòng GD và ÐT huyện Yên Lạc Nguyễn Ngọc Lâu, cho biết: Mặc dù Yên Lạc đất chật, người đông, đất mặt phố trung bình là 60 triệu đồng/m2, vùng nông thôn cũng phải 5 triệu đồng/m2, tuy nhiên việc giải phóng mặt bằng để lấy đủ diện tích cho các trường MN được thực hiện hết sức suôn sẻ. Tính đến tháng 12-2010, toàn huyện đã có 16/19 trường MN đạt chuẩn quốc gia, các trường còn lại đã bố trí đủ diện tích đất để xây dựng trường chuẩn. Nghị quyết đầu tiên của Huyện ủy Yên Lạc trong nhiệm kỳ mới là về GD và ÐT, trong đó đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm học 2012-2013 sẽ bảo đảm đủ diện tích đất cho việc xây dựng và mở rộng các trường, xây dựng thêm hai trường MN đạt chuẩn mức độ 1 vào cuối năm học 2011-2012.


Hiện nay, tỉnh còn thiếu 335 phòng, 650 phòng chức năng, 557 lớp thiếu đồ dùng, máy vi tính cho trẻ năm tuổi theo quy định. Ðể tháo gỡ vướng mắc này, Phó Giám đốc Sở GD và ÐT Vĩnh Phúc Nguyễn Quang Hùng cho biết, tỉnh sẽ tập trung giải quyết 49 ha cho các trường MN trong năm nay, cùng lắm là đến năm 2013 là phải làm xong, dự kiến ngân sách đền bù cho đất giáo dục là 470 tỷ đồng, trong đó ưu tiên số một cho MN, hỗ trợ học phí cho học sinh nông thôn. Vừa qua, tỉnh chuyển 2.691 giáo viên được hưởng lương và phụ cấp theo lương như giáo viên tiểu học trong biên chế nhà nước.


Tỉnh đã xây dựng Ðề án Phổ cập giáo dục MN cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí 622 tỷ đồng để đạt được các mục tiêu cơ bản là: Huy động hầu hết trẻ em năm tuổi đến trường học được chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày và được ăn bán trú tại lớp; hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi vào năm 2012 và tiến tới phổ cập mẫu giáo từ ba đến bốn tuổi; bảo đảm 100% giáo viên dạy lớp năm tuổi đạt chuẩn; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho trường MN theo hướng kiên cố, đạt chuẩn. Ðể hiện thực hóa điều này, tỉnh tập trung giải quyết vấn đề gai góc nhất là đền bù, giải phóng mặt bằng cho các trường, trong đó ưu tiên hoàn thành giải phóng đất cho trường MN sao cho đạt 20 m2/trẻ. Trong giai đoạn 2011-2012 tỉnh sẽ đầu tư 333,2 tỷ đồng để thực hiện đề án, trong đó đầu tư 100 tỷ đồng đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư 108 tỷ đồng xây dựng 18 trường MN ở các xã miền núi, khó khăn, dành hơn 123 tỷ đồng mua sắm thiết bị đồ dùng, đồ chơi.


Cùng với không khí chăm lo cho bậc học MN của cả nước trở thành một bậc học cơ bản, những chính sách riêng của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo nên khởi sắc của bậc học MN, được nhiều tổ chức và cá nhân nhiệt tình ủng hộ, làm cho giáo viên thêm yêu nghề, yêu trẻ, yên tâm phấn đấu vì sự nghiệp trồng người cao quý.


Theo Nhân Dân

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 “Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu” (8/3)
 Xôn xao cách tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo (7/3)
 Thừa Thiên - Huế: Độc đáo đồ chơi làm từ… phế thải (6/3)
 Nhìn bước đột phá của giáo dục mầm non (5/3)
 Trường mầm non dân lập phải do cộng đồng dân cư thành lập (3/3)
 Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi tại TP.HCM: Quận 5 sẽ là địa phương thứ hai hoàn thành (1/3)
 Xóa áp lực ép trẻ mầm non học chữ! (29/2)
 Nhận biết cơ sở vật chất trường mầm non tốt (28/2)
 Chuyển trường mầm non bán công sang công lập (27/2)
 Giáo dục mầm non chưa được đầu tư thỏa đáng (24/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i