Cảm xúc mầm non
   Chiến lược của ba!
 

Nhớ hồi con gái học mầm non, nhiều hôm đến đón con mà ba tá hoả vì bộ dạng của con như vừa đi... đánh nhau ở Irắc về. Bữa thì vai còn nguyên mấy dấu răng, bữa thì má trầy trụa vết cào... Mẹ xót con quá chỉ muốn làm ngay cho ra nhẽ, nhưng ba liền can: "Thôi, để đó cho anh".

Rồi ba đến trường, lừ lừ tiến vào lớp giữa giờ học khiến các cô bảo mẫu xanh mặt. Nhưng ba từ tốn bảo: "Các cô ạ, tôi hiểu lớp mẫu giáo cũng là một xã hội thu nhỏ với đầy đủ các "thành phần" từ chú nhóc "đầu gấu" đến cô nàng khuê các... Các cô là những "cảnh sát" trong xã hội đó, mà cảnh sát thì để duy trì trật tự, giảm thiểu "tội phạm", răn đe "đầu gấu", bảo vệ "dân lành". Cứ để bọn nhỏ sớm phải biết bơi trong một xã hội phức tạp như thế thì hỏng bét hết các cô ạ". Thế thôi. Các cô cười tươi, cảm ơn rốt rít.

Với con cái, ba luôn là người che chở tin cậy nhất

Phài thừa nhận rằng hồi nhỏ con gái rất "dễ ghét", ai gặp cũng đòi... bắt về nuôi. Thế nên ở trường, con luôn được các cô giáo ưu ái... Nhưng sự ưu ái cũng khiến con trở thành đối tượng cho thói đố kỵ của cả bạn đồng niên lẫn một số vị cao niên là... phụ huynh. Hiểu rõ điều đó nên ba bắt đầu vạch hẳn một "chiến lược" dạy con biết tự bảo vệ mình.

Chiến lược ấy chính là huấn luyện cho con đức tính hào hiệp. Có gì ăn ba cũng nhắc con cứ thoải mái chia cho bạn. Đồ chơi cũng vậy, dù con thích đến mấy nhưng bạn nào đòi là nhường luôn nghen! Chính kiểu cư xử "hảo hán" này đã giúp giảm thiểu các cuộc "tấn công" của bọn nhóc vào con gái nhỏ suốt thời mẫu giáo.

Khi con lên tiểu học, ngay năm đầu tiên ba đã chủ động "giành" một "suất" trong ban phụ huynh lớp dù biết đó là "vác tù và". Lý do là ba biết cô giáo sẽ phải nể mặt mình hơn và nhờ đó có thể gián tiếp giúp đỡ con gái cưng khi cần.

Hai năm đầu của con ở tiểu học trôi qua khá suôn sẻ trên cương vị lớp trưởng đồng thời là học sinh giỏi luôn dẫn đầu lớp. Đến năm thứ ba, tình hình có vẻ gay go hơn vì bọn nhóc cũng đã lớn hơn, khôn ngoan hơn và thói đố kỵ theo đó cũng... to hơn! Ba vẫn không quên nhắc nhở con sống "hảo hán", bỏ qua những chuyện vặt vãnh. Nhưng dù sao con gái vẫn là con gái, vẫn mong manh, nhạy cảm và mau nước mắt. Vậy là, hè năm đó ba quyết định cho con đi họ ... Vivonam.

Đúng như ba dự đoán, trên cương vị lớp trưởng con gái bắt đầu gặp khó khăn trong điều hành lớp. Ba không can thiệp sâu chuyện này, cho đến một ngày con về nhà nói: "Con muốn từ chức lớp trưởng ba ạ!". Ba từ tốn hỏi: "Sao thế con?". Con gái gần khóc bảo: "Nếu con làm đúng theo lời cô, bạn sẽ không chơi với con, nếu con làm không tốt việc của mình, cô sẽ la con". Ba hỏi lại: "Con nghĩ sẽ không còn bạn nào chơi với con nếu con làm đúng trách nhiệm cô đã giao sao?". Con gái nghĩ một lúc rồi bảo: "Dạ có, nhưng ít ba ạ, nhưng con muốn chơi với hết tụi nó!".

Con còn quá nhỏ để hiểu rằng cái gì cũng có giá của nó, rằng để đạt được điều này, con phải đánh đổi bằng những mất mát khác. Và ba quay sang con: "Con à, con hãy luôn tự nhủ là đừng bao giờ từ bỏ một việc gì đó một cách dễ dàng. Con hãy thử tìm hiểu xem tại sao các bạn lớp trưởng khác vẫn làm được mà con thì không?". Con gái: "Lớp tụi nó ngoan hơn lớp con ba ạ". "Thì con cứ hỏi thăm các bạn thử xem sao đã". Mấy hôm sau, không biết con gái hỏi thăm các "đồng nhiệm" thế nào mà về khen ba: "Ba nói đúng ghê, tụi nó cũng rên quá trời luôn!" và chẳng thấy nhắc đến chuyện "từ chức" nữa.

Ba luôn là người dõi theo mọi bước tiến của con

Trường con học là trường điểm nên phong trào nào "ở trên" phát động cũng đè lên vai ban giám hiệu nhà trường với một gánh nặng thành tích cho tương xứng với "tên tuổi". Ban giám hiệu mang gánh nặng này đè xuống giáo viên, giáo viên đè xuống học- sinh, nhất là những học sinh xuất sắc như con gái.

Thôi thì con phải tham gia đủ loại hội thi: thi học sinh giỏi, thi viết chữ đẹp, hội diễn văn nghệ, hội thi giáo viên thanh lịch (con múa phụ họa cho các cô!). Đó là chưa kể con gái nằm trong ban chấp hành liên chi đội nên phải học thuộc cả xấp tài liệu để tham dự hội thi (lại thi) nghi thức đội toàn thành phố. Phải chịu một lúc quá nhiều áp lực như vậy, con gái ốm đi thấy rõ, hốc hác, lo lắng. Đến lúc đó, ba bắt đầu ra tay.

Đầu tiên, đến gặp cô giáo chủ nhiệm, ba xin phép rút tên con khỏi danh sách lờp bồi dưỡng thi viết chữ đẹp. Chừng hai tháng sau, ba lại đến xin rút tên con khỏi lớp bồi dưỡng học sinh giỏi trong sự miễn cưỡng và có phần bất bình của các cô. Mặc kệ, ba cương quyết bảo vệ sức khỏe thể chất, sức khoẻ tinh thần của con. "Không ai có quyền đánh cắp tuổi thơ của con gái tôi!" - ba tuyên bố đanh théo với mấy cô tỏ ý bất bình. Thiếu chút nữa là ba còn kêu mấy cô "vứt quách mấy cái thành tích vớ vẩn đó vào thùng rác..."

Y học Phương Đông có dùng nguyên tắc cân bằng âm dương để trị bệnh. Ba cũng áp dụng nguyên tắc ấy để giúp con xử lý những "sự cố". Nếu con bị bạn ức hiếp, trước hết ba phải tìm hiểu xem thực hư thế nào. Nếu do con nhút nhát quá mà bị bạn lấn lướt thì sẽ dùng phép "nâng âm" với toa thuốc: Con hãy dũng cảm lên. Vovinam con học cả năm trời thừa sức để đối phó với tay anh hùng rơm ấy đấy.

Trường hợp kẻ hà hiếp là loai "đầu gấu" cá biệt, con không thể chống trả thì toa thuốc được kê là ba sẽ làm việc trực tiếp với thầy co của hắn để "phạt dương". Còn những va chạm hàng ngày ba chỉ lắng nghe chủ yếu là để con "xả stress" rồi rồi nhận xét chỗ này con đúng, chỏ nọ con chưa đúng một cách ngắn gọn chứ không can thiệp trực tiếp. Ba muốn con tự học hỏi dần từ những sai lầm của mình, của bạn.

Câu cửa miệng ba vẫn nói là con gái là: "Con và cả ba nữa, chúng ta không bao giờ được phạm nhiều lần với cùng một lỗi, bởi như thế thì chán lắm, chúng ta còn có cả tỷ sai lầm khác để tha hồ mà phạm nữa kìa mà".

Ba biết mình không thể kề cận bên con để có thể bảo vệ con mãi, nên ba phải toan tính kế hoạch này, chiến lược nọ để giúp con có thể tự vệ như vậy đó, con gái yêu ạ!

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tình yêu không có giá (12/6)
 3 điều mẹ muốn nói với con (10/6)
 Những ông bố không yêu con (16/6)
 Mỗi chúng ta đều đã là trẻ nhỏ (8/6)
 Ngày đầu con đi học (5/6)
 Lời dặn của mẹ ngày thứ sáu (1/6)
 Gái học tiếng Việt (26/5)
 Nhắm và mở… (22/5)
 Truyện kể trong ngày Lễ của Mẹ (13/5)
 Lương tâm ở đâu? (11/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i