Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bệnh ung thư ở trẻ em


Tất cả các bệnh ung thư, trong đó bao gồm cả ung thư ở trẻ em, thường do các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, với hình dáng và kích thước bất thường, phá huỷ các tế bào lân cận và có thể lây lan hoặc gây di căn đến các mô và các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh ung thư ở trẻ em Khi các tế bào ung thư phát triển, chúng đòi hỏi nhiều và ngày càng nhiều nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Ung thư rút cạn sức khoẻ của trẻ, phá huỷ các cơ quan và xương, làm cho trẻ yếu đi và dễ bị các bệnh khác tấn công. Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ là bạch cầu, u lympho và ung thư não. Khi trẻ bắt đầu bước vào lứa tuổi thiếu niên, trẻ cũng tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư xương. Các yếu tố gây ung thư ở trẻ thường không giống như các yếu tố gây ung thư ở người lớn, chẳng hạn thuốc lá hoặc sống trong môi trường có chất độc hại. Hiếm khi có trường hợp tăng nguy cơ ung thư ở trẻ do yếu tố gen như hội chứng Down chẳng hạn. Trẻ được điều trị bằng phóng xạ hay hoá trị liệu ở giữa các giai đoạn của ung thư cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư ở trẻ phát sinh do sự biến đổi không có tính chất kế thừa ở gen của các tế bào đang phát triển. Do những trường hợp này xảy ra khá ngẫu nhiên và không thể dự báo nên hiện vẫn chưa có cách nào hiệu quả để ngăn ngừa chúng. Đôi khi bác sĩ của trẻ có thể phát hiện các triệu chứng sớm của ung thư bằng các kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, một số triệu chứng này như sốt, sưng ở các tuyến, thường xuyên bị nhiễm trùng, thiếu máu hoặc có các vết thâm tím... cũng được cho là có liên quan với các căn bệnh và bệnh truyền nhiễm khác không phải là ung thư. Do đó, cả bác sĩ và bố mẹ của trẻ chỉ nghi ngờ các bệnh khác ở trẻ khi các triệu chứng ung thư xuất hiện lần đầu tiên. Khi ung thư được chẩn đoán, điều quan trọng là bố mẹ phải tìm cách hạn chế hoặc điều trị bệnh cho trẻ trẻ tại một trung tâm y tế chuyên về ung thư thuộc khoa nhi. Điều trị ung thư Điều trị ung thư ở trẻ có thể bao gồm cả hoá trị, điều trị bằng phóng xạ và phẫu thuật. Các kiểu điều trị phụ thuộc vào dạng ung thư và mức độ bệnh cũng như tuổi tác của trẻ. Phẫu thuật Đối với trẻ bị bệnh bạch cầu hoặc u lympho, phẫu thuật thường chỉ giữ vai trò thứ yếu, do hai căn bệnh này bao gồm cả hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết - hai hệ thống có ở khắp cơ thể - gây khó khăn cho việc điều trị do phải áp dụng phẫu thuật ở một vùng riêng biệt. Tuy nhiên, ở trẻ bị ung thư xương và các khối u khác không lây lan đến các phần khác của cơ thể, phẫu thuật có thể giúp cắt bỏ hiệu quả ung thư khi sử dụng kết hợp hoá trị với/hoặc phóng xạ. Trẻ bị ung thư xương cũng có thể được cấy ghép tuỷ xương. Hoá trị liệu Hoá trị liệu là biện pháp điều trị dùng bổ sung để loại trừ các tế bào ung thư trong cơ thể. Trẻ bị ung thư thường được điều trị bằng hoá trị liệu với các thuốc được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống. Thuốc sẽ đi vào dòng máu và hoạt động để giết ung thư ở các phần của cơ thể mà ung thư lây lan. Hiệu lực của hoá trị liệu và các loại thuốc phụ thuộc vào dạng ung thư và vào phản ứng của trẻ đối với thuốc. Mỗi trẻ được điều trị khác nhau, do đó một đứa trẻ có thể được điều trị hoá trị liệu hàng ngày, hàng tuần hay thậm chí là hàng tháng. Bác sĩ của trẻ cũng được khuyên về chu kỳ điều trị và nên cho trẻ nghỉ ngơi giữa các lần hoá trị. Việc sử dụng nhiều loại thuốc vào phương pháp hoá trị liệu cũng có thể làm tăng nguy cơ về sức khoẻ dài hạn hoặc ngắn hạn. Các tác dụng phụ ngắn hạn gồm nôn mửa, rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu, xuất huyết bất thường và tăng nguy cơ nhiễm trùng do sự phá huỷ của tuỷ xương cũng như phá huỷ thận và dẫn đến kinh nguyệt bất thường. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ viêm ruột và xuất huyết, rụng tóc và phá huỷ gan. Một số thuốc khác gây bệnh tim và các vấn đề về da. Bạn và bác sĩ của bạn nên thận trọng khi dùng các thuốc khác để điều trị bệnh ung thư cho trẻ nếu chúng có nhiều tác dụng phụ Tuổi trẻ