Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Cho trẻ ăn bao nhiêu đạm một ngày là đủ?


Chất đạm, hay còn gọi là protein, rất cần thiết cho cơ thể trẻ em. Tuy nhiên, cần tính toán và lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ và quan tâm đến sự cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Protein là thành phần cơ bản của tế bào và là yếu tố tạo hình chính của các bộ phận trong cơ thể. Một số protein đặc hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia vào thành phần các men, nội tiết tố, kháng thể và các hợp chất khác. Các axit amin là thành phần chính của phân tử protein, kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau. Giá trị dinh dưỡng được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong cấu trúc protein đó. Nhờ quá trình tiêu hóa, protein thức ăn được phân giải thành các axit amin. Các axit amin được hấp thu từ ruột vào máu rồi tới các tổ chức, tại đây nó được sử dụng để tổng hợp các protein đặc hiệu cho cơ thể. Một số axit amin đóng vai trò thiết yếu, vì thiếu nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể. Các axit amin này không được tổng hợp bên trong cơ thể mà cần cung cấp đầy đủ qua thức ăn. Vai trò của mỗi axit amin rất quan trọng, không chỉ tham gia vào quá trình tổng hợp đạm của cơ thể, mà còn phải hoàn thành nhiều chức năng phức tạp và quan trọng khác. Một số tham gia vào chức năng của các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, một số có liên quan đến quá trình tạo máu. Các axit amin không cần thiết (hay còn gọi là axit amin thay thế được) chiếm một tỷ lệ quan trọng trong thành phần thức ăn. Cơ thể có thể tổng hợp được các axit amin này, nhưng quá trình tổng hợp bên trong chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, do đó cần được cung cấp hợp lý từ thành phần đạm của chế độ ăn. Nhìn chung, chất lượng đạm thực vật kém hơn đạm động vật vì trong thành phần thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết, hoặc tỷ lệ các axit amin không cân đối. Tuy nhiên, nếu thực hiện chế độ ăn hỗn hợp (phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ở tỷ lệ cân đối) sẽ giúp nâng cao vai trò của chất đạm. Vai trò của chất đạm đối với cơ thể trẻ Chất đạm có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể trẻ. Chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm trẻ chậm lớn, khi trưởng thành có tầm vóc thấp bé. Ngoài ra, còn làm trẻ giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn và kém phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt. Trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian thối rữa gây độc hại, mà các sản phẩm chuyển hóa của chất đạm đều phải được xử lý qua gan và thận. Do vậy, nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể mệt mỏi. Mặt khác khẩu phần ăn của trẻ cần có sự cân đối giữa chất đạm, béo và đường bột. Cho trẻ ăn bao nhiêu đạm một ngày là hợp lý? Theo Viện Dinh dưỡng, nhu cầu về chất đạm cho trẻ được tính theo bảng dưới đây: Tháng tuổi Nhu cầu chất đạm Nhu cầu trung bình của trẻ (g/kg/24h) (g/24h) < 6 tháng 3 - 3,5 20 - 22 6 -12 tháng 2,5 - 3 23 - 25 1 - 3 tuổi 28 - 30 4 - 6 tuổi 36 - 40 7 - 9 tuổi 40 - 45 > 10 tuổi 50 - 60 Tỷ lệ đạm trong một số loại thực phẩm: Tên thực phẩm Số gam đạm trong 100g thực phẩm Gạo tẻ 7,6 Thịt lợn nạc 19,0 Trứng gà 14,8 Trứng vịt 13,0 Thịt bò loại 1 21,0 Thịt gà ta 22,4 Cá chép 16,0 Cá diếc 17,7 Đậu phụ 10,9 Đậu xanh hạt 23,4 Sữa bột cô gái Hà Lan 24,2 (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)