Kỷ luật tích cực với con cái
   Chương XII. Trẻ mầm non và giờ ngủ: Chấm dứt trận chiến giờ ngủ
 

Trận chiến đánh thức trẻ dậy

Lúc đó là giờ nghỉ trưa ở trường, tất cả bọn trẻ đều buồn ngủ trừ Anita. Cô giáo đã kể chuyện và tìm đủ mọi cách nhưng Anita vẫn không chịu ngủ.


Tasha lại là một trường hợp khác. Mẹ của cô bé lo ngại rằng Tasha ngủ quá lâu trong giấc ngủ trưa, điều này sẽ làm cô bé khó ngủ vào buổi đêm. Cô giáo hứa là sẽ làm Tasha thức lâu hơn, hoặc đánh thức cô bé dậy sớm hơn, nhưng cố gắng đến mấy thì Tasha vẫn là đứa trẻ ngủ đầu tiên và thức dậy cuối cùng.

Kết luận là bạn không thể làm một đứa trẻ ngủ, và cũng không thể cản trờ việc nó thức dậy. Thỉnh thoảng, các bậc phụ huynh chỉ vì muốn có thời gian cho chính mình, mà cố gắng bắt đứa trẻ ngủ không phù hợp với nhu cầu của chúng.

Trong suốt những năm trước khi đi học, hầu hết bọn trẻ không chịu ngủ trưa dài và thường xuyên. Các bậc phụ huynh thường xuyên không có được những giờ nghỉ trưa yên ổn, trong khi họ có nhiều việc phải hoàn thành, hoặc lẽ ra đã có thể nghỉ ngơi chút ít. Nhưng thật không may, việc làm cho một đứa trẻ ngủ thật không dễ dàng gì để chúng ta có thể kiểm soát.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều đã chứng kiến cảnh con của họ thức rất lâu mà vẫn rất vui vẻ, tỉnh táo, hoặc cảnh con của họ ngã ra khỏi giường trong một lúc nào đó, hoặc không thức dậy mặc dù bố hoặc mẹ của chúng đang có việc gấp phải đi làm. Liệu có cách nào các bậc phụ huynh có thể thực hiện, để giúp con của họ có được nhịp sinh học ngủ – thức ổn định như người lớn?

Lịch trình: Làm ảo thuật mỗi ngày

Trẻ con ở lứa tuổi trước khi đến trường đều dựa vào những thói quen hằng ngày. Lề thói hàng ngày và sự kiên định (đôi khi làm người lớn phát chán) có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ, đồng thời khuyến khích chúng hợp tác và học hỏi. Trẻ con lớn lên, cuộc sống của chúng thật rõ ràng và hầu hết đều có thể đoán trước, chúng thích sự an toàn và sự lặp lại một cách thoải mái.

Thói quen cũng là cách phòng thủ đầu tiên và là mạng lưới an toàn duy nhất khi chúng và gia đình trải qua các sự kiện chấn động. Tạo ra một thói quen ổn định giữa những thay đổi và hỗn loạn sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Kể cả khi đứa trẻ bị chấn động bởi thảm họa quốc gia, biến động chính trị, hoặc khủng hoảng trong gia đình (li dị, chết chóc, hoặc chuyển đến nơi ở mới), thói quen được lập lại càng sớm, đứa trẻ càng có thể nhanh chóng thích nghi và phục hồi lại sau chấn động.

Theo như cuốn “Family Strength: Often Overlooked, but Real,” của các tác giả: Tiến sĩ Kristin Anderson Moore, Tiến sĩ Juliet Scarpa, và Thạc sĩ Sharon Vandiver, vắn tắt nghiên cứu những xu hướng của trẻ, tháng 8 năm 2002, những trẻ sống trong gia đình thì cuộc sống hàng ngày ở nhà có thể đoán trước được hơn là cuộc sống hàng ngày ở trường, và trẻ giành được sự tự chủ cao hơn. Sự tự chủ có một khả năng hồi phục, hầu hết thường ám chỉ như là sự đàn hồi. Mọi người đều phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn và căng thẳng, nhưng sự đàn hồi cho phép chúng ta vượt qua những khoảng thời gian khó khăn đó – không chỉ hồi phục được mà còn phát triển mạnh mẽ hơn.

Tham gia vào các công việc hàng ngày thường xuyên thậm chí có thể làm giảm đi nguy cơ nghiện cần sa, uống rượu, và hút thuốc lá, cũng như việc hầu như không bị đuổi học vì vô kỷ luật ở độ tuổi vị thành viên sau này.

Một lịch trình công việc quen thuộc vào buổi sáng, giờ ăn, và thời gian ngủ có thể xóa đi ý nghĩ trẻ cảm thấy bị giám sát. Những mong muốn rõ ràng, và những hoạt động hàng ngày có thể dự đoán, sẽ diễn ra suôn sẻ, không gây ra những thời điểm mệt mỏi trong một ngày của trẻ (với cả giáo viên và bố mẹ).


Khi trẻ lớn hơn và bắt đầu đi học tiểu học, việc sử dụng thời gian biểu có thể xóa đi rất nhiều điều rắc rối, xung quanh những việc vặt hay bài tập về nhà, đặc biệt là khi trẻ đủ lớn để cùng đóng góp ý kiến tạo nên một thời gian biểu. Đưa ra yêu cầu thường làm trẻ chống đối lại. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như một ai đó luôn luôn bảo bạn phải làm cái này, phải làm như thế này, và phải làm khi nào? Nếu như bạn và con bạn cùng tạo ra thời gian biểu, thì những thời gian biểu sau này có thể thành “ông chủ”. Bạn chỉ phải hỏi rằng: “Phải làm gi tiếp theo trong bảng thời gian biểu của chúng ta?” – và trẻ sẽ thích nói cho bạn biết (thay vì phải nghe theo).

Cách tốt nhất để trẻ duy trì sự tự chủ, và phát triển một mong muốn đóng góp, hay hợp tác, là phải để trẻ cùng tham gia nhiều nhất có thể, vào việc đưa ra quyết định có phù hợp với độ tuổi. Để trẻ cùng tạo ra thời gian biểu là một cách tuyệt vời, để giúp trẻ duy trì sự tự chủ và mong muốn hợp tác.

Thời gian biểu của gia đình này sẽ khác với gia đình kia, trường này khác với trường kia, nhưng những thời gian biểu này đều là những cách hữu hiệu để tránh xảy ra các cuộc chiến trong ba khoảng thời gian: ngủ, ăn, vệ sinh. Trong chương này và chương tiếp theo, bạn sẽ học được những hướng dẫn cơ bản, có ích, khi lập bất kỳ một loại thời gian biểu nào.

Bảng thời gian biểu

 


Hãy suy nghĩ để tìm ra một danh sách các công việc trong thời gian con bạn ngủ, và sau đó, hãy yêu cầu con giúp bạn lập ra một bảng thời gian biểu. Hãy cố gắng tạo ra danh sách từ 3 đến 4 công việc (nhưng không nhiều hơn 6). Hãy nhớ rằng một bảng thời gian biểu thì không dành cho những phần thưởng hay những vấn để khó giải quyết. Đơn giản nó chỉ là một biểu đồ giúp trẻ nhớ phải làm gì tiếp theo. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú với bảng thời gian biểu, khi bạn dùng những bức tranh minh họa cho mỗi công việc trẻ làm, vì những bức tranh có thể biểu hiện cụ thể việc trẻ vừa hoàn thành trong bảng thời gian biểu. Một vài trẻ thích tự vẽ những bức tranh hơn khi làm được một công việc, và đơn giản là những biểu tượng tái hiện mỗi công việc. Những hình ảnh lấy từ những quyển tạp chí cũng có thể được sử dụng. Giúp trẻ xác định biểu đồ đó là thuộc về trẻ bằng việc ghi tên, giúp trẻ tự trang trí thật lộng lẫy và làm thêm những trang trí khác. Bảng thời gian biểu sau đó có thể được treo ở một nơi dễ thấy và dễ xem. Hãy nhớ những từ có sức lôi cuốn trẻ như là: “Điều gì tiếp theo trong bảng thời gian biểu trước lúc đi ngủ của con nhỉ?”, bởi làm như vậy, trẻ cảm thấy được nói cho bạn biết (thay vì phải nghe theo).

Những hoạt động có thể có trong bảng thời gian biểu lúc đi ngủ

Có được một bảng thời gian biểu quen thuộc, dễ đoán có thể giúp xóa đi các trận chiến trước lúc đi ngủ. Nhưng bạn sẽ tạo ra một thời gian biểu phù hợp cho gia đình bạn như thế nào? Những ý tưởng về các hoạt động trong thời gian biểu lúc đi ngủ sau đây có thể giúp bạn tạo nên một thời gian biểu cho con. Thời gian biểu này có thể giúp trẻ (và bạn) tận hưởng những giấc mơ ngọt ngào.

Thời gian chơi

Thời gian chơi trong gia đình là cách hữu hiệu để bắt đầu một thời gian biểu lúc đi ngủ. Một gia đình có thể tận hưởng thú vui chơi những trò chơi board games, trong khi gia đình khác có thể thích chơi trò đuổi bắt hay là trò đánh nhau bằng gối. Tốt nhất là nên đưa ra những trò chơi thật năng động vào thời điểm bắt đầu thời gian biểu đi ngủ. Ý tưởng là chuyển dần dần từ các hoạt động náo nhiệt sang những hoạt động yên tĩnh, lắng dịu.

Khoảng thời gian cho những lựa chọn

Lập kế hoạch trước có thể xóa đi một cuộc chiến không cần thiết. Ví dụ, hãy cho phép trẻ lựa chọn giữa 2 bộ đồ ngủ trước khi đi tắm. Trẻ có thể đặt quần áo ở trên giường, cốt để luôn có quần áo sẵn sàng ngay khi tắm xong.

Việc lựa chọn quần áo cho ngày tiếp theo cũng rất quan trọng. Những buổi sáng thành công luôn bắt đầu từ tối hôm trước. Những cuộc chiến hay sự rã đám thường xảy ra vào buổi sáng, khi trẻ không thể quyết định mình phải mặc gì, muốn mặc cái gì mà trẻ không thể tìm thấy, hay mặc cái gì đó mà bạn nghĩ là không thích hợp (ví dụ như mặc quần áo ngắn giữa mùa đông). Điều quan trọng là phải để cho trẻ có một vài quyền tự quyết trong việc lựa chọn quần áo trẻ mặc, nhưng trẻ thường kéo dài sự lựa chọn để kiểm tra những ranh giới khi thời gian của cha mẹ dành cho trẻ ít. Lựa chọn quần áo vào buổi tối hôm trước sẽ làm mất đi ít nhất là một cuộc chiến tiềm tàng vào buổi sáng. (Điều này dường như là rõ ràng rồi, nhưng một giải pháp đơn giản khác là phải để quần áo mùa đông và quần áo mùa hè riêng biệt với nhau, quần áo đồng phục và quần áo đi chơi, quần áo ở nhà ở những ngăn khác nhau. Dĩ nhiên sau đó những lựa chọn không phù hợp về quần áo có thể giảm đi.)

Thời gian tắm

Ngâm mình trong bồn tắm có thể tạo nên cảm giác dễ chịu đến tuyệt vời – và nó cũng có thể là khoảng thời gian cho sự gần gũi và vui chơi nữa. Có rất nhiều đồ chơi tuyệt vời dành cho nhà tắm (mặc dù những cái cốc hay thìa trong bếp của bạn có thể là những đồ chơi khá hay), âm thanh và cảm nhận nguồn nước ấm sẽ giúp hầu hết trẻ nhỏ thư giãn. Thời gian tắm vào buổi tối có thể thực hiện bất kỳ một trò chơi năng động nào, và bắt đầu cho phần “ổn định” trong thời gian biểu đi ngủ của bạn.

Đánh răng


Bạn đã biết đánh răng có thể là rất vui phải không? Một vài gia đình chải kem đánh răng lên bàn chải của nhau và tất cả cùng nhau đánh răng trong hạnh phúc. Điều này không chỉ dạy trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà còn có những niềm vui. Thay vì gây ra những cuộc chiến quyền lực khi đánh răng, hãy sử dụng việc đánh răng như là một cơ hội để tạo ra thói quen và sự gắn kết trong gia đình.

Thời gian kể chuyện

Kể chuyện hay đọc truyện là một phần quen thuộc trong thời gian ngủ của các gia đình, bởi nhiều lý do tốt đẹp. Trẻ con thích nghe những câu chuyện; thực tế, một số trẻ không bao giờ thấy mệt mỏi khi nghe một câu chuyện được đọc đi đọc lại – và thật khổ thân cho bậc cha mẹ nào đang cố gắng bớt lại dù chỉ một đoạn nhỏ xíu! Thời gian đọc truyện thật sự giúp trẻ học hỏi: Kinh nghiệm đọc truyện ngay từ ban đầu của trẻ có thể gồm cả việc kể lại câu chuyện cho bạn nghe, thậm chí là lật dở đúng trang theo ý muốn. Chất thơ và những giai điệu đơn giản cũng là cơ hội rất tuyệt vời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Khi trẻ lớn hơn (hoặc nếu trẻ cảm thấy khó ngủ), bạn có thể để trẻ xem những cuốn truyện khi trẻ nằm yên tĩnh trên giường. Sự khác biệt ở đây là bật một đoạn băng kể chuyện lên và để cho trẻ theo dõi trong cuốn sách kèm theo. Hoặc là bạn có thể tự ghi âm một câu chuyện ưa thích mà bạn đã đọc hay kể; sau đó nếu như trẻ sống trong một gia đình lớn hay bạn phải đi ra ngoài một thời gian, trẻ có thể lắng nghe giọng nói của bạn khi bạn không có ở đó với trẻ.


Hãy thận trọng với mánh khóe của trẻ: một vài trẻ nài nỉ “chỉ thêm một câu chuyện nữa thôi,” và sau đó “chỉ thêm một câu chuyện nữa thôi, con xin mẹ”. Mánh khóe này có thể bị ngăn lại bằng việc bạn và trẻ nhất trí chỉ kể thêm một hoặc hai câu chuyện nữa, ngay từ lúc tạo nên thời gian biểu đi ngủ của gia đình bạn. Sau đó, khi sự nài nỉ bắt đầu, bạn có thể nói: “Bảng thời gian biểu của chúng ta nói gì nhỉ?” Một trường hợp khác có thể làm là tặng cho trẻ một cái ôm và nói “Ngủ ngoan con nhé!” (cùng với một nụ cười ấm áp) khi bạn rời phòng hay chuyển sang phần mới của thời gian biểu. Điều này đơn giản phản ánh yêu cầu của trẻ bằng sự đảm bảo một lần nữa: “Mẹ biết rằng con thật sự muốn nghe kể một câu chuyện khác”, “Hãy để quyển truyện này ngay bên giường của con để chúng ta sẽ nhớ đọc nó đầu tiên vào tối mai”. Nó thể hiện sự tốt bụng của bạn mà không cho phép trẻ có mánh khóe. Trẻ biết khi nào bạn có ý đó, và trẻ cũng biết khi nào bạn không có ý đó. Tốt bụng và bền bỉ cùng lúc sẽ làm cho trẻ biết ý nghĩa của điều bạn nói.

Những hoạt động đặc biệt

Vì trẻ thường hay cảm thấy thoải mái dễ chịu, và sẵn sàng nói chuyện ngay trước khi trẻ buồn ngủ, thời gian ngủ có thể là một trong những phần tốt nhất trong ngày của bạn và trẻ. Bạn và trẻ có thể cùng nhau cầu nguyện, và hát một bài hát đặc biệt. Một người bố bế con trai nhỏ nhắn của mình đi quanh phòng để nói chúc ngủ ngon với mỗi con thú nhồi bông, hay mỗi bức tranh. Một đoạn ghi âm những bài hát ru con hay bản nhạc êm dịu có thể tạo nên một không khí thư thái.

Một vài bậc cha mẹ thích cùng chia sẻ, họ hỏi con những khoảnh khắc vui nhất và buồn nhất trong ngày, sau đó để con hỏi họ những câu hỏi tương tự. (Bởi vì sự hiểu rõ về thời gian của trẻ là hơi mờ nhạt, vì vậy bạn có thể sẽ nghe được nhiều thứ đã xảy ra vào chiều nay, tuần trước hay thậm chí là tháng trước!) Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời vì bạn và con học hỏi được thật nhiều điều về nhau. Những khoảnh khắc như vậy càng lúc càng giúp trẻ đi vào giấc ngủ; trẻ cảm nhận được tình yêu của bạn, sự thành thật và sự gần gũi, tin tưởng.

Những cái ôm và nụ hôn

Có nhiều gia đình hàng ngày đều ôm hôn con, và nói “mẹ yêu con”. Trong những gia đình khác thì điều này hiếm khi xảy ra. Chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số lượng những cái ôm hàng ngày khuyến khích sức khỏe về tinh thần, và nếu như bạn đang bỏ qua những cái ôm và nụ hôn thường xuyên, thì bạn hãy thử xem. Thời gian ngủ là khoảng thời gian tuyệt vời dành cho những cái ôm, nụ hôn và sự đảm bảo chắc chắn cho tình yêu.


Mỗi tối, dì Elaine của Cissy thích ngồi bên cạnh giường của cháu gái 3 tuổi Cissy và nói, “nếu tất cả những bạn gái 3 tuổi trên thế giới này đứng xếp thành 1 hàng dài, hãy đoán xem dì sẽ chọn ai nào? Dì sẽ nói rằng “dì muốn em bé này!” Dì Elaine chỉ vào Cissy, người đang cười khúc khích một cách vui sướng, và lao vào vòng tay của dì.

Sự rạng rỡ trên khuôn mặt của một em bé trong những khoảnh khắc như thế này có thể xóa tan đi mọi khoảng cách, và bao trùm cả căn phòng!

Ôm hơn là đánh

Một cuộc nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu Cảm xúc, thuộc trường đại học Miami cho biết: Trải qua một ngày mà không nhận được một cái ôm, một cái vỗ vai, hay thậm chí một cái bắt tay có thể có hại cho trẻ em– và một vài nhà nghiên cứu tin rằng trẻ em Mỹ đang bị thiếu thốn tình cảm nghiêm trọng.

Những cuộc nghiên cứu của viện này chỉ ra rằng, sự tiếp xúc tình cảm có thể làm giảm nỗi đau hay căng thẳng, làm dịu đi nỗi phiền muộn, và giúp những em bé sinh non lấy lại được cân nặng, và còn mang lại nhiều lợi ích khác. Thiếu sự tiếp xúc tình cảm của con người làm gia tăng nguy cơ gây chiến. Sự tiếp xúc tình cảm luôn luôn được chào đón và thích hợp, những cái ôm chặt hay những tiếp xúc tình yêu khác có thể trở thành một phần giá trị trong thời gian biểu của trẻ.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ Mầm Non và giờ ngủ: Thực hành thời gian biểu (10/12)
 Chương XIII: "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống (10/12)
 "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống: Thời gian biểu dành cho bữa ăn (10/12)
 Chương XIV: Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh (18/8)
 Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Tầm quan trọng của việc kiên nhẫn (18/8)
 Chương XV: Lựa chọn (và chung sống cùng) những cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm Non (18/8)
 Sống với quyết định bạn đã chọn về trung tâm chăm sóc trẻ (18/8)
 Chương XVI: Những buổi họp với trẻ Mầm Non (18/8)
 Những lời khuyên đặc biệt giúp cho việc họp lớp hiệu quả (18/8)
 Chương 17: Thế giới bên ngoài: Đối phó với ảnh hưởng của công nghệ và văn hóa (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i