Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thời tiết ẩm thấp kéo dài khiến trẻ tái phát viêm đường hô hấp


Thời tiết ẩm thấp, lạnh của miền Bắc và những nền nhiệt thay đổi ở miền Nam hiện nay là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ thường xuyên tái phát các bệnh về đường hô hấp như: ho, sổ mũi, khò khè,...

Bố mẹ nên làm gì khi con bị sổ mũi, ho,...

Hiện nay trên nhiều diễn đàn nuôi dậy và chăm sóc con, rất nhiều mẹ thắc mắc: "Các mẹ ơi. Cho em hỏi con em hay bị sổ mũi cứ khỏi được mấy hôm lại bị. Em phải làm thế nào?" Hay như có mẹ hỏi: "Con em dạo này thường hay ho về sáng và đêm, ban đầu ho húng hắng vài tiếng trong ngày rồi ho có đờm khiến bé bị nôn trớ. Em cũng cho đi khám và uống thuốc nhưng sau đó vài ngày bé lại bị lại. Các mẹ có cách nào giúp con hạn chế bị lại không ạ?"

Theo chuyên gia tai mũi họng: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc bệnh viện tai mũi họng trung ương có đưa ra lời khuyên cho các mẹ như sau:

Đối với trường hợp trẻ thường xuyên sổ mũi các mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Đặt bé nằm nghiêng và bơm nước muối từ từ vào khoang mũi, nước muối sẽ làm loãng dịch mũi làm dịch mũi chảy ra ngoài. Khi có nước mũi trong, chảy dịch nhiều nên rửa mũi ngày 2 lần và hút sạch dịch mũi sau đó dùng thuốc nhỏ mũi sau vài ngày sẽ chấm dứt tình trạng trên. Lưu ý, trẻ bị viêm tai giữa không áp dụng cách trên.

Hướng dẫn rửa mũi đúng cách

Diếp cá - vị thuốc trị ho hiệu quả cho trẻ

Khi trẻ ho có đờm và khò khè ngoài việc uống thuốc ho nên kết hợp vỗ rung cho trẻ để giúp long đờm nhanh giảm khò khè khó thở. Cách làm như sau: Cho con ngồi quay mặt vào mẹ, hoặc bế vác con tựa vào vai, dùng tay khum lại vỗ dứt khoát đều tay nhưng không quá mạnh, vỗ đều 5-10 phút tại vị trí phổi sau lưng con.

Vỗ rung giúp bé long đờm, dễ thở hơn

Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi con bị ho, sổ mũi

Khi con bị ốm, ho hoặc sổ mũi trẻ nhỏ cảm thấy rất khó chịu trong người , người cũng mệt mỏi chish vì thể trẻ thường quấy khóc, lười ăn hoặc ăn ít. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc khi trẻ ốm lại rất quan trọng, dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ tăng sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh hơn:

- Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn và chia nhỏ khẩu phần ăn.

- Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng.

- Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.

- Trường hợp trẻ ho, sổ mũi kèm sốt cao kéo dài nên theo dõi và cho bé đi khám tại cơ sở y tế gần nhà, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc.

Theo Trithuctre