Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ bị tay chân miệng kiêng, ăn gì để mau khỏi bệnh?
 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ bị tay chân miệng tăng đề kháng và mau hồi phục.

Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lựa chọn thực phẩm hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và nhanh hồi phục.

Bố mẹ cần nắm các nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch của trẻ.

Ăn đa dạng nhóm thực phẩm: chất đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất có thể bù lại nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng bị mất. Bé bổ sung thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao từ thịt, cá chép, cá quả, cá trích... Trứng, sữa và hải sản cũng giúp cung cấp nguồn kẽm và sắt cho trẻ.

Nạp nhiều hoa quả, trái cây: bổ sung củ quả có màu vàng, đỏ như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua... và các loại rau xanh sẫm như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ... Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ, đặc biệt là bổ sung vitamin A, C... giúp tăng cường hệ miễn dịch, vết sang thương trên da nhanh lành.

Phụ huynh cũng cần lưu ý tuy vitamin C có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, chống dị ứng nhưng bố mẹ không nên cho trẻ ăn loại trái cây có vị chua như chanh, cam... vì có thể làm trẻ có cảm giác bị rát miệng khi ăn. Thay vào đó, bé có thể bổ sung loại trái cây có vị ngọt nhẹ khác như dưa hấu.

Về chế biến thức ăn, phụ huynh nên cắt thái hoặc xay nhỏ cho trẻ dễ ăn, đặc biệt đồ ăn nên ở dạng lỏng mềm để trẻ dễ nuốt. Món ăn cần được thay đổi và chia làm nhiều bữa nhỏ giúp bé ăn ngon miệng. Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh khi làm thức ăn cho trẻ.

Bé cần uống đủ nước, nhất là giai đoạn bé bị sốt hoặc nôn. Bố mẹ có thể bổ sung nước trái cây và sinh tố cho bé. Khi bé có triệu chứng sốt cao, tiêu chảy nên cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.

Trẻ cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên, tránh các biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng. Ảnh: Freepik

Một số thực phẩm trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn bao gồm:

Các loại thực phẩm giàu arginine: gồm các thực phẩm như nho khô, các loại hạt, lạc (đậu phộng), chocolate... Arginine được biết đến là một loại axit amin có thể khiến virus sản sinh nhiều hơn. Việc này không có lợi đối với sức khỏe của bé bị tay chân miệng.

Các loại thức ăn cứng, cay nóng hay được nêm nếm quá mặn: trẻ bị tay chân miệng thường nổi nốt ban loét ở niêm mạc miệng. Việc cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng sẽ làm cho vết loét bị kích ứng mạnh hơn, khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu, vết loét cũng khó lành. Mẹ nên cho trẻ ăn hơi mát, xay nhuyễn nếu cần. Phụ huynh không nên ép trẻ ăn, ngay cả những món trẻ yêu thích.

Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Các loại thực phẩm này khiến da của bé tiết dầu nhiều hơn, vô tình làm cho tình trạng nốt ban trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này thường khó tiêu hóa, trẻ hấp thụ chậm và không tốt với sức khỏe của trẻ đang bị bệnh. Ngoài ra, ba mẹ tuyệt đối không dùng thực phẩm mà bé từng bị dị ứng, hoặc đồ ăn lạ.

Tay chân miệng là bệnh lây nhiễm từ người sang người, vì vậy để chăm sóc bé tốt nhất và hạn chế tối đa tình trạng lây lan, phụ huynh nên cách ly trẻ bị bệnh. Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phải đeo khẩu trang cho bản thân và trẻ. Sau khi chăm sóc xong thì phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Quần áo của trẻ cần giặt riêng. Nếu được, nên luộc bằng nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch. Những đồ vật dùng chung như đồ chơi, bình sữa, ly, chén của trẻ bị tay chân miệng phải dùng riêng với những trẻ khác. Đồng thời phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch. Ngoài ra, phụ huynh chú ý vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày.

Trẻ bị tay chân miệng rất ngại đánh răng. Trẻ chảy nước miếng nhiều nhưng không dám nuốt, do đó phụ huynh lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Nếu vệ sinh răng miệng không tốt thì trẻ sẽ bị viêm nướu, nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Phụ huynh không ủ kín trẻ tránh để bội nhiễm da, cần cho trẻ mặc đồ thoáng, mềm và thấm hút mồ hôi. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt, đau miệng, bỏ ăn, nổi ban tay chân... thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay.

Giản Đơn(Vnexpress.net)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Không chủ quan khi trẻ bị côn trùng đốt (2/6)
 Trẻ từng mắc tay chân miệng có nguy cơ tái nhiễm (26/5)
 Vì sao trẻ thường bị rôm sảy vào mùa Hè? (26/5)
 Đã từng mắc tay chân miệng, trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm (19/5)
 Nguy cơ tiêu chỏm xương đùi khi trẻ đi khập khiễng (19/5)
 Mưa nắng thất thường khiến 5 bệnh truyền nhiễm đường hô hấp tăng cao (15/5)
 Viêm phổi do phế cầu gia tăng: Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa? (15/5)
 6 dấu hiệu tóc mọc bất thường chứng tỏ sức khỏe trẻ có vấn đề (8/5)
 Các bệnh lý và chấn thương thường gặp vào mùa hè ở trẻ em (8/5)
 Trẻ thiếu canxi có 4 dấu hiệu, khuyến cáo cha mẹ làm ngay điều này để con cao lớn (5/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i