Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ mũm mĩm có bị còi xương không?
 

Trẻ còi xương là do thiếu vitamin D. Nhiều trẻ mũm mĩm, mập mạp nhưng vẫn bị còi xương.

Bé nhà tôi 18 tháng, nặng 11kg, khá mũm mĩm nhưng thóp trên đầu cháu vẫn rộng, chưa liền, tóc thưa thớt... Nhiều người bảo cháu bị còi xương. Mong chuyên mục cho biết, trẻ bị còi xương thì có những dấu hiệu gì đề nhận biết?
Hương Lan (Thái Bình)

Trẻ còi xương là do thiếu vitamin D. Nhiều trẻ mũm mĩm, mập mạp nhưng vẫn bị còi xương. Bạn có thể đối chiếu những dấu hiệu sau để nhận biết con mình có bị còi xương hay không:

Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn). Nếu không điều trị, sau đó dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tùy theo từng lứa tuổi mà biến đổi ở xương khác nhau.

Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.

Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như: Lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp.

Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ ở trẻ gái. Ngoài ra trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.

Khi xác định được con bị còi xương, bạn nên tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, bổ sung cho trẻ đủ chất, thường xuyên cho trẻ ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, phô mai, các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.

Với môi trường sống, bạn cần tạo cho con được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Cho tắm nắng vào buổi sáng sớm, thời gian tăng dần 5 - 20 phút. Nếu con bạn ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sinh vào mùa đông), trẻ đẻ thấp cân (dưới 2.500g) thì bạn nên cho con đi khám để được bác sĩ kê cho uống vitamin D và can xi. Bạn không nên tự bổ sung vitamin D và can xi cho bé, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc. Trong một số trường hợp uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng can xi máu và vôi hóa mạch máu gây sỏi thận.

 

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Theo Giadinh.net.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm phổi ở trẻ diễn biến phức tạp trong mùa hè (26/5)
 Các bài thuốc dân gian phòng và chữa sởi cho bé (16/5)
 Tăng cân nhanh và nguy cơ tiềm ẩn (16/5)
 Mốc phát triển của trẻ - những điều cha mẹ chưa biết. (9/5)
 7 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ tự kỷ (9/5)
 Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh? (6/5)
 7 dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang bị dị ứng (28/4)
 Vắc xin MMR: Những điều cần biết để tránh rủi ro khi tiêm phòng (28/4)
 Con rối loạn chuyển hóa vì mẹ cho uống thuốc tăng cân siêu tốc (24/4)
 Mẹo dân gian tẩy giun cực nhạy cho trẻ (24/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i