Sức khỏe và Phát triển
   Ẩn tinh hoàn ở bé
 

Ẩn tinh hoàn là khi tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm ở ổ bụng, ống bẹn... Bé có thể bị ẩn tinh hoàn ở một hoặc cả hai bên.

Phân biệt tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ

Khái niệm tinh hoàn lạc chỗ mang ý nghĩa rộng hơn. Tinh hoàn lạc chỗ có thể nằm ở bất cứ chỗ nào như mu, nếp bẹn, đùi... do khi di chuyển, tinh hoàn đã bị lạc so với đường đi bình thường là xuống bìu.

Nguyên nhân

Trong những tháng đầu mang thai, hai tinh hoàn nằm ở phía sau ổ bụng. Khi bào thai phát triển to lên, tinh hoàn di chuyển dần trong ống bẹn và xuống bìu. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, tinh hoàn không xuống bìu mà nằm trên đường di chuyển của nó.

 

Phát hiện

Đây là bệnh dễ phát hiện. Mẹ chỉ cần sờ nhẹ bìu của bé là có thể biết. Song, việc chẩn đoán chính xác nhất phải cần tới bác sĩ chuyên môn.

Bác sĩ sẽ dùng các biện pháp như siêu âm, chụp cắt lớp để biết chính xác vị trí tinh hoàn của bé.

Biến chứng

Theo bác sĩ Nguyễn Danh Tình (Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương), một số bé bị ẩn tinh hoàn từ nhỏ nhưng vì không mổ để hạ tinh hoàn xuống bìu sẽ dẫn tới khối u cứng trong bụng.

Ngoài ra, ẩn tinh hoàn còn gây biến chứng teo nhỏ hoặc xoắn tinh hoàn; đường kính các ống sinh tinh giảm...

Với những bé bị ẩn cả hai bên tinh hoàn khi lớn lên có thể gây tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính, hoặc gây dị dạng ở đường tiết niệu như lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục...Hoặc gây vô sinh hay ung thư tinh hoàn cho bé.

Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên phát hiện sớm ẩn tinh hoàn ở bé để đưa đi khám và điều trị, tránh những biến chứng về sau.

Cha mẹ cũng cần tránh tâm lý đợi con lớn rồi mới mổ vì khi đó, ẩn tinh hoàn có thể đã gây biến chứng xấu.

Trước một tuổi, tinh hoàn có thể tự di chuyển xuống bìu

Còn tới khi bé đã trên một tuổi, khả năng tự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu là rất thấp. Bởi thế, bác sĩ khuyên cha mẹ nên đưa bé trong độ tuổi 15-18 tháng đi mổ khi tinh hoàn chưa xuống bìu.

Điều trị

Có hai phương pháp điều trị chính:

- Điều trị bằng nội tiết tố hCG có tác dụng kích thích tinh hoàn phát triển và di chuyển đúng chỗ. Một số kết quả thống kê cho thấy, điều trị bằng nội tiết có 45% tinh hoàn ẩn ở ống bẹn xuống được bìu và 20% tinh hoàn ẩn trong ổ bụng xuống được bìu.

- Điều trị bằng mổ trước hai tuổi. Mổ giúp hạ tinh hoàn và cố định tinh hoàn xuống bìu. Nếu tinh hoàn ẩn cả hai bên thì mổ có thể cách nhau 6-8 tháng mỗi bên.

Theo bevame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cột mốc phát triển cực kỳ đáng yêu của bé (11/11)
 Giun ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ nhỏ (7/11)
 Mẹ đừng coi thường bệnh Kawasaki ở trẻ! (6/11)
 Phòng viêm hô hấp tái phát ở bé (6/11)
 Ho kéo dài ở bé (6/11)
 Lưu lại để đọc sau 2 bệnh do virus thường gặp ở bé (31/10)
 Nấm lưỡi, lười ăn (28/10)
 2 bệnh ở bé mà cha mẹ hay phát hiện muộn (28/10)
 "Trăm mưu, nghìn kế" chữa viêm họng, sổ mũi cho con (23/10)
 Bốn sai lầm khi chữa sổ mũi cho trẻ (23/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i