Kỷ luật tích cực với con cái
   Những biệt hiệu: Đang tự hoàn thành những dự án
 

Những biệt hiệu như là "thông minh", "vụng về", "xấu hổ", hay là "dễ thương" đều được người khác gắn vào một đứa trẻ trong mắt của họ. Điều này tạo nên một hình ảnh có thể ngăn cản đứa trẻ đó từ việc được đánh giá cao hoặc là trải nghiệm con người thực sự. Mặt khác một số biệt hiệu đơn giản chỉ là miêu tả điều gì đó cho rõ ràng. Gắn biệt hiệu cho một đứa trẻ đeo kính như là "cô bé với cặp kính" thì không làm cho mọi người có thể phán đoán trước được hành vi của cô bé. Đôi khi một loạt những hành vi cư xử của một đứa trẻ là hoàn toàn rõ ràng. Chẩn đoán một đứa trẻ như vậy bị mắc chứng bệnh thiếu chú ý hoặc là rối loạn thống nhất cảm giác có thể là có lợi. Hầu hết các bậc cha mẹ và giáo viên nhận thấy dễ dàng hơn để động viên và giúp đỡ một đứa trẻ đã được chẩn đoán chứng bệnh, hơn là một đứa luôn được gắn biệt hiệu "phá hoại", hay là "kẻ gây rối."

Những người lớn thường phải đấu tranh với chính thái độ và sự kỳ vọng của họ đối với trẻ, khi mà đứa trẻ đó khác hoặc là đặc biệt.

Khi Vanessa được thông báo rằng con gái 4 tuổi của cô phải dùng đến kính, cô đã về nhà và khóc, đau lòng rằng con gái bé nhỏ tội nghiệp của cô sẽ bị xấu đi với cặp kính đeo. Đột nhiên cô ngừng khóc, và lắng nghe điều mà cô nói với chính mình. Cô đã miêu tả con gái mình như là "tội nghiệp" và cặp kính như là "làm xấu xí." Vanessa tự hỏi mình điều này là vấn đề của ai. Con gái của cô sẽ cần và muốn sự giúp đỡ, sự chấp nhận của cô. Thực tế, những chiếc kính đeo sẽ giúp con cô nhìn tốt hơn, và sẽ có điều kiện để con gái lớn lên và phát triển bình thường.

Vanessa nhận ra rằng vấn đề thực sự chính là thái độ của cô. Nếu như cô muốn trao cho con gái sự giúp đỡ mà con cần, thì cô phải nhận ra được giá trị của sự giúp đỡ đó. Từ thời điểm đó trở đi, cô đã chọn cách giúp đỡ con gái và thực hiện bất kỳ sự chăm sóc nào mà con cần, bao gồm cả những chiếc kính. "Sự mất khả năng" của con gái cô sẽ chỉ tồn tại trong tâm trí của chính người mẹ.

Tương tự, xác định một vấn đề bằng cách chẩn đoán không phải là định nghĩa một đứa trẻ thật sự là ai. Đơn giản đó chỉ là một từ tiện lợi dành cho sự duy nhất, và những khả năng đặc biệt của đứa trẻ đó. Nếu như con của bạn được chẩn đoán là có nhu cầu đặc biệt, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau khổ, và sẽ cần phải tìm các biện pháp để xử lý những vấn đề liên quan. Nhưng công bằng mà nói, thì điều quan trọng là phải nhìn vào những tài sản đó, và cho đó là những tài sản của con bạn. Ví dụ, những đứa trẻ mắc chứng thiếu chú ý thì thường là rất thông minh và sáng tạo; đơn giản là bộ não của chúng nhào nặn những thông tin một cách khác đi. Hiểu về những sự khác nhau đó có thể có ích hơn là có hại.

Khi một đứa trẻ thiếu đi một khả năng, thì sự phát triển có thể diễn ra trong những lĩnh vực khác. Một người không thể nhìn thấy thường là phát triển khả năng nghe tốt. Mọi người ai cũng có cả điểm mạnh và điểm yếu. Những năng khiếu đặc biệt của con bạn là gì? Một tâm hồn dịu dàng, tính hài hước sống động, hay là một trái tim yếu mềm thường sẽ có tác dụng nhiều hơn đến những khả năng đặc biệt - các "chứng bệnh" đồng hành cùng với "sự khác nhau" - nếu bạn chọn việc cho phép chúng.

Giữ cân bằng

Câu hỏi: Tôi có 2 con trai sinh đôi. Một đứa khi sinh ra đã bị điếc nghiêm trọng. Vì những lớp đặc biệt, những cuộc hẹn gặp bác sĩ và những sự chữa trị cần thiết, mà đứa con có khả năng nghe phải kiên nhẫn chịu đựng rất nhiều sự chờ đợi. Con tôi từng rất hay giúp đỡ, kiên nhẫn và dễ tính.Tuy nhiên, từ sinh nhật lần thứ 3, mọi thứ đã thay đổi - con tôi trở nên ngang ngạnh, khóc lóc tất cả những khi không theo ý con. Đây là sự đối lập về tính cách của con trai tôi chỉ một vài tháng trước đây. Tôi đã suy nghĩ nát óc để cố gắng tìm ra điều gì hiện nay đang khác đi trong cuộc sống của chúng tôi, những lịch trình hàng ngày, hay là tình huống gia đình. Bạn có bất kỳ gợi ý nào cho tôi không, hay là đây chỉ là một giai đoạn cũng sẽ qua đi?

Trả lời: Sẽ mất rất nhiều sự kiên nhẫn và sự nhạy cảm để nuôi nấng những đứa trẻ cần những nhu cầu đặc biệt. Chúng tôi thường nói rằng những đứa trẻ là những người quan sát rất tuyệt vời, nhưng không phải là những người chuyển nghĩa tốt, và những đứa trẻ thường tin rằng những phương pháp đặc biệt đó, những cuộc hẹn gặp bác sĩ đó, và những sự chữa trị mà người anh em ruột của mình nhận được, thể hiện rằng người anh em của mình nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ hơn, và bởi vậy mà nhận được nhiều tình yêu thương của cha mẹ hơn.

Sẽ là khôn ngoan khi nhớ rằng, trong khi những đứa trẻ phát triển ở những giai đoạn khác nhau về mặt tinh thần cũng như là thể chất, thì những đứa trẻ 3 tuổi thường đang trải nghiệm cái điều mà chúng ta gọi là "sáng kiến" - hình thành nên những kế hoạch của chính chúng, muốn làm những điều theo cách của chính chúng, và thực hành điều đó bằng cách trở nên ngang ngạnh, khóc lóc, và nói chung là chúng ít vâng lời hơn.

Có thể là bạn đúng khi cho rằng một số những biểu hiện xấu của con rồi sẽ qua thôi, nhưng hãy chắc chắn phải bao gồm "khoảng thời gian đặc biệt" thường xuyên dành cho mỗi đứa con. Điều này không có nghĩa là tiêu tiền hay dành phần lớn thời gian: Dành 15 phút để đi dạo cùng con, ném bóng và đọc truyện cho con thường là tất cả điều con cần. Điều cốt yếu đối với cách cư xử của mỗi đứa con nằm ở điều mà con tin tưởng về chính mình, và vị trí của con trong gia đình.


Sự phủ nhận và nỗi buồn khổ

Một sự sợ hãi về các biệt hiệu hay là phủ nhận những nhu cầu đặc biệt của một đứa trẻ thì không giúp được bất kỳ ai. Một người cha có thể cảm thấy quan tâm nhiều hơn đến chính lòng tự trọng của mình, hơn là đến điều gì là tốt nhất cho con của anh ta. Cần phải có một trái tim dũng cảm để chấp nhận và nuôi dạy con khi chúng thực sự là như vậy, để trao cho con điều mà con thực sự cần.

Leann đã dạy những lớp học nuôi dạy con cái ở các nhà thờ và các trường học, và mọi người rất tôn trọng cô như là một nhà giáo dục trong cộng đồng. Cô cũng là một phụ huynh có kỹ năng hiệu quả khi nuôi dạy tốt 3 đứa con. Hãy tưởng tượng cô cảm thấy xấu hổ thế nào khi đứa con 4 tuổi của cô đi tới và phản ứng hoàn toàn khác với mọi thứ mà người mẹ đã làm. Cho đến khi Grace được 5 tuổi, mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Cứ 3 ngày trong số 5 ngày mỗi tuần, Leann bế một đứa bé đang gào khóc, đang thể hiện một cơn tức giận hoang dại ra khỏi trường. Cô cố gắng lờ đi những ánh nhìn và liếc mắt của những bậc phụ huynh khác. Cô làm mọi thứ cô biết, nhưng dường như chẳng có thứ gì có hiệu quả với Grace.

Cuối cùng cô quyết định rằng đơn giản là cô phải chấp nhận Grace, vì cô bé là như vậy. Khi Grace giận dữ ở trường, cô đưa con gái ra xe và đọc một quyển sách cho đến khi cơn giận qua đi. Sau đó cô lái xe về nhà mà không thuyết giảng gì. Grace vẫn không thể kiểm soát được hành vi của mình, nhưng Leann đã từ bỏ việc lo lắng về điều mà người khác nghĩ, học những kỹ năng mới, và đặt nhu cầu đặc biệt của con lên trước tiên.

Những bậc cha mẹ có con cái cần những nhu cầu đặc biệt cũng có thể cảm nhận được một cảm giác sâu sắc về nỗi buồn khổ. Rốt cục thì một đứa trẻ có sự khác biệt về phát triển hoặc là không có khả năng, thì hiếm khi là điều mà những bậc cha mẹ mơ ước về con khi họ lập kế hoạch sinh con. Hãy nhớ rằng bạn sẽ làm công việc nuôi dạy con cái hiệu quả hơn khi bạn có thể xử lý một cách trung thực và nhẹ nhàng với nhu cầu và cảm giác của con. Bạn có thể tìm thấy một nhóm ủng hộ hoặc một chuyên gia, khi bạn học cách để nuôi dạy đứa con đặc biệt của mình.

Học chấp nhận

Thường là dễ dàng hơn cho người lớn để đáp lại những đứa trẻ có sự rối loạn về khả năng khúc xạ thị giác, hoặc là những trẻ cư xử theo những cách khác lạ, hơn là những trẻ mà sự rối loạn không rõ ràng lắm. Nếu như cô bé Patsy, cô bé có những ngón chân bị xoắn vặn lại vì chứng liệt não vô tình làm ngã một người bạn cùng lớp, trong khi tranh giành để đi lên cầu thang bằng cái nạng chống, một người giáo viên có thể sẽ không nói với Patsy rằng cô bé không được ra chơi nữa vì đã đẩy bạn.

Mẹ của Patsy cũng sẽ không bị gọi lên vì một cuộc họp và bị nói rằng cô sẽ phải cải thiện kỹ năng nuôi dạy con cái của cô, và đảm bảo chắc chắn hơn Patsy sẽ không phải quá gắng sức để có thể tự xúc ăn hoặc là học đi bộ. Dường như là không công bằng, vì những bậc cha mẹ có những đứa con mắc chứng ADD, chứng dị tật bẩm sinh do rượu, chứng rối loạn thống nhất cảm giác, và chứng khó phối hợp động tác, thường nhận được những chỉ trích và những lời khuyên răn như vậy. Bởi vì những chứng bệnh này không được định nghĩa rõ ràng, rành mạch, hay không được hiểu thấu đáo như sự mất đi khả năng về thể chất.

Trong khi học những kỹ năng nuôi dạy con cái bằng Kỷ luật Tích cực sẽ giúp cho cả bạn và con, thì việc nuôi dạy con cái không phải là nguyên nhân của nhu cầu đặc biệt hay chứng bệnh của con. Tuy nhiên những bậc cha mẹ và giáo viên, tất cả đều là con người, nên đôi khi rất dễ nổi giận với một đứa trẻ có hành vi cư xử khác biệt. Những người lớn và những đứa trẻ khác cần phải học và thực hành sự tôn trọng, hơn là đổ lỗi cho những người khác mình. Sự chịu đựng, kiên nhẫn và động viên, sẽ là phương pháp lâu dài hữu hiệu để giúp tất cả mọi người cùng chung sống hòa bình.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những sự khác biệt vô hình (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i