Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài: Vườn cây cảnh


Đề tài: VƯỜN CÂY CẢNH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Có biểu tượng phong phú về một số cây cảnh, phân biệt một số loại cây cảnh có lá đẹp, hoa đẹp, dạng thân đẹp.
- Nắm được ích lợi của việc trồng cây cảnh và công việc chăm sóc cây cảnh .
- Rèn kỹ năng vận động cơ bản: chuyền vật bằng 2 tay sang bên cạnh và nhảy lò cò
- Phát triển các tố chất vận động, trí nhớ có chủ định , khả năng quan sát, tư duy ngôn ngữ
- GD trẻ tinh thần đồn kết trong các hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ :
- Một số cây cảnh các loại khác nhau và kiến thức về cây cảnh ...
- Các bình tưới bằng đồ chơi của trẻ đổ đầy nước.
- Cho trẻ quan sát cây cảnh trong các giờ HĐNT: gọi tên, phát hiện nét đẹp, lạ của cây ...
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC "Tìm cây" : yêu cầu trẻ tìm cây theo yêu cầu của cô ...
+ Tìm cây có lá 2 màu ! ... + Tìm cây có có lá 3 màu ! ... + Tìm cây có lá nhiều màu !
+ Tìm cây thân có gai ! ... + Tìm cây có dạng thân cong! ... + Tìm cây có hoa lạ !
- Cô trò chuyện cùng trẻ :
+ Những cây này được trồng ở đâu? ... Để làm gì vậy?
+ Vì sao gọi là cây cảnh? ( cô gợi ý cho trẻ phát hiện ra vẻ đẹp của cây ... )
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ về cây cảnh: tên gọi, đặc điểm đặc trưng của loại cây cảnh ...
+ Bạn thích cây nào nhất? ... Cây cảnh ấy có gì đẹp ? ( hỏi vài trẻ ... )
+ Những cây cảnh nào có lá đẹp ? ( lá nhiều màu, lá có dạng tròn, dài, lá kim, lá có gai ...)
+ Hoa của cây này có gì đặc biệt? ( dạng hoa lan, hoa đơn, hoa chùm, hoa dây ... )
+ Vì sao chậu hoa này phải treo lên nhỉ?
+ Các bạn có biết cây Bon -sai không? ... Đó là loại cây cảnh gì?
+ Ở đây các bạn có nhìn thấy những cây nào có dạng thân lạ không?
+ Đố các bạn biết vì sao những cây cảnh này có dạng thân lạ như vậy?
( cô giải thích cho trẻ hiểu: có những cây cảnh đẹp tự nhiên, nhưng cũng có những cây đẹp do bàn
tay của con người, của những nghệ nhân chuyên nghiệp ... )
- Gợi ý giáo dục trẻ:
+ Muốn có nhiều cây cảnh đẹp phải làm những gì?
+ Thế nào là giữ gìn, bảo vệ cái đẹp ?
* Hoạt động 2:
- Cho trẻ di chuyển thành đội hình vòng tròn, dừng lại làm các động tác cùng với cô : xới đất bỏ vào
chậu, gieo hạt ...
- Hỏi trẻ:
+ Làm thế nào cho cây lớn lên?
+ Chăm sóc cây thế nào ? ( bón phân, tưới nước ... )
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang ( số lượng trẻ của 2 nhóm đều nhau )
- Tổ chức cho trẻ " Thi chuyền nước tưới cây " : thùng nước tưới cây được chuyền từ trẻ đầu hàng đến trẻ cuối hàng bằng 2 tay, nhóm nào chuyển nhanh và không làm đổ nước nhiều là thắng cuộc ...
- Sau đó cho trẻ chuyền ngược lại , cô nhận xét sau mỗi lần chơi .
* Hoạt động 3:
- TC " Nhảy lò cò": tập trung trẻ lại giữa sân , cô sắp xếp các chậu kiểng theo nhiều hướng khác nhau, mỗi hướng một loại ...
- Cách chơi: khi nghe yêu cầu của cô về loại cây cảnh nào thì trẻ lập tức nhảy lò cò đến nơi đặt chậu kiểng ấy .
- Luật chơi: thực hiện đúng vận động nhảy lò cò ( có thể cho trẻ nhảy lò cò tại chỗ chung 1 lần )
- Nhóm nào tìm đúng cây cảnh trước thì nắm tay lại thành vòng tròn chung quanh cây kiểng và cùng hô to lên ...
- Các yêu cầu chơi:
+ Nhóm bạn nam tìm cây cảnh lá dài ... Nhóm bạn nữ tìm cây cảnh lá tròn
+ Nhóm bạn nam tìm cây cảnh lá nhiều màu ... Nhóm bạn nữ tìm cây cảnh có hoa ...
+ Nhóm bạn nam tìm cây cảnh thân dây ... Nhóm bạn nữ tìm cây cảnh thân có gai ...
( cô có thể thay đổi các yêu cầu sao cho phù hợp với hồn cảnh và nội dung hoạt động ... )
- Cô kiểm tra lại : cho trẻ gọi tên cây cảnh ...
---- Hát và vận động tự do một bài tùy ý để kết thúc ...