Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Trẻ dùng đũa sớm rất có lợi cho sự phát triển trí não: Đâu mới là độ tuổi phù hợp nhất?

 

Trẻ dùng đũa là một kỹ năng sống mà cha mẹ nên sớm rèn luyện cho con mình, bởi nó rất tốt cho sự phát triển trí não.


Sáng nào cũng vội vàng sợ muộn học, muộn làm, mẹ 9x nghĩ ra thực đơn "ăn dặm mẹ lười", 15 phút xong bữa sáng
Thương em đẻ khó, chị gái đảm nhận chức "đầu bếp" cho những bữa cơm cữ, thành quả được khen nức nở
25 món đồ gần 100 triệu Phương Oanh sắm cho 2 bé Rồng con, toàn thương hiệu mẹ bé hot nhất trong giới bỉm sữa
Một số đứa trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo đã có thể tự cầm đũa để ăn. Đối với trẻ, việc học sử dụng cách cầm đũa không chỉ là kỹ năng sống mà còn là cách để rèn luyện sự linh hoạt của các ngón tay.

 

Ngoài ra, khi trẻ dùng đũa để gắp thức ăn, trẻ sẽ chú ý tới hình dạng, kích thước, vị trí thức ăn và suy nghĩ làm sao để gắp thành công. Quá trình này có thể thúc đẩy hơn nữa khả năng làm việc hợp tác của nhiều vùng não như thị giác, xúc giác và điều khiển vận động. Những bài tập như vậy có tác động tiềm ẩn đến sự phát triển khả năng tư duy, phán đoán và giải quyết vấn đề của trẻ.

 

Vì vậy, việc sử dụng đũa thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của bé.

 

Trẻ dùng đũa có lợi cho sự phát triển trí não của chúng. (Ảnh minh họa)


Thời điểm nào là tốt nhất cho trẻ dùng đũa?


Đáp án là trẻ có thể sử dụng đũa để ăn khi 4 - 5 tuổi và đạt tới mức thành thạo khi 5 - 6 tuổi.

 

Sở dĩ trẻ 4 - 5 tuổi có thể biết dùng đũa là do đặc điểm hành vi và nhận thức của chúng.

 

Mặc dù trẻ 1 tuổi có thể nắm được một số đồ vật đơn giản nhưng sự linh hoạt và phối hợp của các ngón tay vẫn chưa được phát triển toàn diện nên chưa phù hợp cho việc học sử dụng đũa.

 

Đến 2 tuổi, khả năng nhận thức và phối hợp tay mắt của trẻ đã cải thiện đáng kể, trẻ có thể cầm nắm đồ vật chính xác hơn. Lúc này, trẻ có thể được làm quen với đũa bằng cách dùng đũa để gắp một số đồ vật có kích thước to và dễ kẹp.

 

Ở giai đoạn này, trọng tâm chính là nuôi dưỡng sự quan tâm của trẻ đối với đũa. Việc trẻ không cầm được đũa cũng không sao. Kỹ năng vận động, phối hợp tay với mắt của trẻ 3 tuổi đã tương đối trưởng thành, có thể điều khiển cử động tay tốt hơn. Lúc này, trẻ có thể được hướng dẫn dần cách sử dụng đũa để ăn.

 

 

Dạy trẻ sử dụng đũa là một công việc đầy thử thách, bởi trong quá trình này, cha mẹ không chỉ phải đưa ra phương pháp, kỹ thuật đúng mà còn phải kích thích sự hứng thú của trẻ, khiến trẻ cảm thấy đây là một trò chơi thú vị. Cha mẹ cần chú ý những điều dưới đây:

 

- Lựa chọn vật liệu phù hợp với độ tuổi và kích thước bàn tay của trẻ

 

Đối với trẻ mới bắt đầu, lực tay yếu nên nên chọn đồ nhẹ, dễ cầm. Về chất liệu, nên ưu tiên những chất liệu như nhựa, cao su mềm, không trơn trượt.

 

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được thiết kế để giúp trẻ tập sử dụng đũa. Thiết kế của nó sẽ giúp trẻ dễ dàng cầm nắm và thao tác gắp thức ăn hơn.

 


- Cha mẹ phải đảm bảo an toàn khi dạy trẻ dùng đũa

 

Ví dụ, cha mẹ nên dặn trẻ không chọc đũa vào miệng, mắt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, càng không trêu chọc người khác.

 

- Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng đũa để gắp thức ăn đúng cách

 

Ví dụ, cách điều khiển đũa và cách điều chỉnh khoảng cách khi gắp thức ăn để giữ thức ăn có thể được giải thích trong khi trẻ thực hiện.

 

Trẻ không thể thành công ngay trong lần đầu tiên, quá trình này cần phải thực hành nhiều lần. Ở mỗi bước, cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn và sửa chữa kịp thời những thao tác sai.

 

- Chọn thực phẩm phù hợp

 

Lúc đầu, cha mẹ có thể chọn thức ăn lớn hơn để trẻ có thể gắp dễ dàng và không mất kiên nhẫn. Sau khi trẻ đã thành thạo, hãy chọn những thức ăn nhỏ hơn để tập và tiến hành từng bước một.

 

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cùng con mình chơi một số trò chơi bằng đũa như trò chơi nhặt đậu, không chỉ giúp trẻ trải nghiệm niềm vui khi sử dụng đũa mà còn tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

 

Điều quan trọng nhất khi trẻ dùng đũa là nhìn vào sự phát triển của chính trẻ, nhanh hay chậm cũng đều là điều bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng.

 

Theo Phụ nữ số

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lý do trẻ nên ăn chuối thường xuyên (6/5)
 Ngày hè nắng nóng, trẻ uống nước bao nhiêu là đủ? (6/5)
 Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ cần làm gì? (23/4)
 Bỏ sót mũi tiêm phòng nhắc lại, trẻ 3-6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm (23/4)
 Bố mẹ nắm những mẹo này để giúp trẻ ốm hồi phục nhanh chóng (18/4)
 6 sai lầm khi nuôi con khiến IQ của trẻ giảm sút, không tự lập, thua kém bạn bè (18/4)
 5 thực phẩm hạn chế cho trẻ ăn tối (11/4)
 Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ (11/4)
 Mẹ thử nuôi dạy con cái theo "phong cách châu Âu" và bị sốc trước kết quả (2/4)
 Cách nào ngăn trẻ cắn móng tay? (2/4)
 3 loại trái cây tốt cho trẻ: Nhiều bà mẹ ước giá biết sớm hơn (28/3)
 Để con không béo phì ở tuổi dậy thì (28/3)
 Hướng dẫn cách phòng và chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi khi đến mùa (19/3)
 Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ bằng thực phẩm (19/3)
 Tự bổ sung vitamin: Lợi bất cập hại (19/3)
 5 hành vi sai lầm khi chăm sóc trẻ, xem ai trong nhà bạn mắc phải thì nhắc ngay! (11/3)
 Làm gì khi trẻ ngã đập đầu? (6/3)
 10 lý do thường gặp khiến trẻ khó ngủ (6/3)
 5 lầm tưởng về dinh dưỡng cho trẻ (26/2)
 Vitamin C tăng hàng rào miễn dịch cho trẻ em (26/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i