Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

3 giai đoạn cần 'thúc' chiều cao


'Vợ chồng tôi hơi thấp nên muốn con sau này được cao ráo. Mong tư vấn giúp thời điểm nào thì bé cần 'thúc' về chiều cao?' -Mỹ Linh (Phúc Thọ, Hà Nội).

 

Chuyên gia tư vấn Kim Mai trả lời: Nếu muốn bé sau này được cao ráo, bạn cần phải ăn đủ chất dinh dưỡng ngay từ khi bắt đầu mang thai. Chiều cao của thai nhi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.

Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên chiều cao bé phát triển nhanh, chiều cao bé một tuổi gấp rưỡi chiều cao lúc mới sinh. Từ một tuổi đến 10 tuổi, bé ở giai đoạn lớn đều mỗi năm (tăng trung bình khoảng 5cm).

Khi đến thời kỳ tiền dậy thì bé lớn rất nhanh (mỗi năm khoảng 6cm với nữ và 7cm với bé nam). Khi đến tuổi dậy thì (12-13 đối với nữ và 15-16 đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.

Do vậy, nếu muốn bé có chiều cao tương đối, bạn cần cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất béo, canxi và các vi chất dinh dưỡng quanh năm. Tuy nhiên, chú ý hơn ở các 3 thời điểm là mang thai, bé 1-3 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì.

Theo Gia Đình & Xã Hội