Giáo dục STEM
   Nỗ lực đưa giáo dục STEM vào dạy và học trong trường THPT
 

 

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh, các trường học, cấp học, nhất là cấp THPT đã có nhiều nỗ lực để định hướng giáo dục STEM, từng bước phát huy được tính ưu việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.


Qua nhiều năm triển khai định hướng giáo dục STEM trong phạm vi các trường THPT, cho thấy phương pháp giáo dục này đã mang tới cho giáo viên và học sinh nhiều trải nghiệm hiệu quả. Về phía học sinh, trong mọi hoạt động giáo dục, yếu tố thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm, hoặc giải quyết các vấn đề của thực tiễn đã được phát huy tích cực.

 

Học sinh được học theo phương pháp giáo dục STEM đều thể hiện rõ được các ưu thế nổi bật về kiến thức khoa học, kỹ thuật (KHKT), công nghệ, toán học cũng như khả năng sáng tạo, tư duy logic và được tạo cơ hội phát triển nhiều kỹ năng mềm toàn diện. Đối với đội ngũ giáo viên, trong quá trình giảng dạy đã trở thành người thiết kế hoạt động phù hợp với học sinh, có khả năng tích hợp, lồng ghép các kiến thức có liên quan để học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý, mà còn có thể áp dụng, thực hành, tạo ra được những sản phẩm hữu ích.

 

Cô giáo Bùi Thị Kim Dung, giáo viên môn Hóa học, Trường THPT A Phủ Lý cho biết: Với học sinh THPT, khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, không chỉ giúp học sinh có thái độ thích thú với quá trình học tập, mà còn tạo ra khá nhiều tác dụng tích cực tới việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua giáo dục STEM, học sinh được gợi mở nhiều cách học, thực hành hiệu quả. Cùng với dạy học theo hướng tích hợp, dạy học liên môn, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tích cực áp dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEM; xây dựng và triển khai nhiều hoạt động liên quan tới dạy học STEM, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan tới các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giảng dạy.

 

Một sản phẩm của học sinh Trường THPT chuyên Biên Hòa tham gia Ngày hội STEM.


 

Được biết, ngay từ khi mới bắt đầu khởi động triển khai việc dạy và học theo định hướng STEM, các nhà trường đã chủ động đăng ký cử đại diện giáo viên tham gia lớp tập huấn về dạy học theo định hướng giáo dục STEM do ngành tổ chức; đồng thời, yêu cầu 100% giáo viên dạy các môn thuộc khối khoa học tự nhiên, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

 

Cô giáo Phạm Thị Thanh Lan, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt (Kim Bảng) khẳng định: Sau các buổi tập huấn, đội ngũ giáo viên đã có cái nhìn đúng đắn hơn về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường THPT; năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM cũng dần được nâng cao. Trên cơ sở đó đã thống nhất nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường. Theo đó, STEM khi được ứng dụng đã cơ bản thể hiện rõ nét sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục có tính ứng dụng, thực hành cho học sinh tham gia.

 

Chia sẻ về cách thức triển khai các giờ học, tiết học theo định hướng STEM, một số giáo viên cho biết: Khi xác định tổ chức một tiết học theo định hướng STEM, giáo viên phải xây dựng được nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề. Trong đó, học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh. Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM, như dạy các môn khoa học theo bài học STEM, tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM, tổ chức các hoạt động nghiên cứu KHKT...

 

Trong điều kiện các trường THPT hiện nay, việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM chủ yếu là thực hiện dạy các môn khoa học theo bài học STEM, giáo viên thiết kế các bài học STEM để dạy các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn, hoặc tích hợp liên môn. Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động; lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

Song song với các phương pháp giáo dục truyền thống, giáo dục hiện hành, việc dạy và học theo phương pháp giáo dục STEM khi được triển khai đã mang tới cho giáo viên và học sinh THPT khá nhiều trải nghiệm bổ ích. Trong đó, các nhà trường đã linh hoạt, sáng tạo tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm Ngày hội STEM, thu hút sự quan tâm tham gia của rất đông học sinh, giáo viên.

 

Trong khuôn khổ Ngày hội STEM, học sinh và giáo viên đã được trải nghiệm và hòa mình vào nhiều hoạt động thiết thực, như: trưng bày các ý tưởng và sản phẩm được sáng tạo từ STEM; tìm hiểu lý thuyết và cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong trường học; lớp học STEM Robotics và chế tạo; các hoạt động tương tác và trò chơi tập thể; trình diễn khoa học. Theo đó, thông qua việc xác lập ý tưởng và quá trình nghiên cứu, chế tạo công phu, học sinh THPT đã thể hiện rất rõ sự sáng tạo khi cho ra mắt nhiều dự án KHKT có tính ứng dụng thiết thực, giúp học sinh có cơ hội đến gần hơn với hoạt động nghiên cứu và sáng tạo khoa học.

 

Trong hầu hết hoạt động giáo dục được tổ chức, việc học theo phương pháp STEM là một cách học tổng hòa nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, có khá nhiều tác dụng tích cực đối với học sinh cấp THPT trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Mặc dù được đánh giá là phương pháp giáo dục có tính tích cực, nhưng để đẩy mạnh việc dạy và học theo định hướng giáo dục STEM đòi hỏi tiếp tục cần có sự quan tâm từ nhiều phía để giúp các trường THPT tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

 

Về phía các trường THPT cần chủ động giải quyết được một số vấn đề, như: nâng cao nhận thức và trình độ của giáo viên trong việc thực hiện tốt các yêu cầu dạy liên môn, dạy tích hợp; kết hợp hài hòa giữa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học với yêu cầu kiểm tra, thi cử...

 

Thanh Hà (baomoi.com)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hơn 3.000 học sinh dự ngày hội STEM lớn nhất Hà Nội (6/5)
 Hơn 1.000 học sinh tiểu học của TP.HCM tham gia Ngày hội Giáo dục STEM (11/4)
 Những sáng kiến thúc đẩy giáo dục STEM cho phụ nữ và trẻ em gái (2/4)
 Đa dạng hoạt động giáo dục STEM ở Đồng bằng sông Cửu Long (11/3)
 Đa dạng hoạt động tại ngày hội giáo dục STEM cấp Tiểu học ở Đà Nẵng (26/2)
 STEM trong trường học: Trường vùng khó không đứng ngoài cuộc (26/1)
 Học sinh tiểu học học lịch sử TP.HCM qua ngày hội STEM (12/1)
 TPHCM đầu tư 2.000 tỷ đồng mỗi năm xây dựng trường lớp (15/12)
 STEAMZone phối hợp cùng phòng GD&ĐT TP. Hồng Ngự tổ chức ngày hội "STEM FUN DAY" (13/9)
 Ứng dụng STEM, STEAM tạo hứng khởi trong từng tiết học (20/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i