Chăm sóc trẻ
   Những Lý Do Gây Khó Thở Thường Gặp
 

Nhiều nguyên nhân gây khó thở gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em như hen (suyễn), dị vật đường thở, tràn khí ngực - phổi, tăng thông khí phổi, viêm phổi, suy hô hấp, thiếu máu nặng, bệnh tim - phổi mãn tính.

Trong đó suy tim ở người lớn thường do cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành, nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp, nhồi máu hoặc huyết khối ở phổi; trẻ em do tim bẩm sinh nặng.

Ngoài ra, béo phì cũng là nguyên nhân phổ biến. Đặc biệt, trẻ em khó thở thường gặp do viêm thành sau họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen.

Sau đây là những dấu hiệu thường đi kèm tùy theo nguyên nhân gây khó thở (phổ biến) và cách xử trí:

1. Hen: Cơn khò khè tái phát, ho, thở nhanh, co lõm ngực, liên sườn, có thể xuất hiện sau yếu tố làm dễ gây bệnh như hoạt động mạnh, cười, nói, khóc quá nhiều, hít khói bụi, nước hoa, lông chó mèo...

Cần cho bệnh nhân được khám và chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời. Một số thuốc đặc trị và phun khí dung giúp bệnh nhân giảm khó thở và cắt cơn hen, nhất là khi phát hiện sớm.

Ở những trường hợp hen trung bình và nặng (khò khè, khó thở tái phát nhiều lần trong ngày, trong tuần) cần xịt thuốc chống viêm và giãn phế quản dự phòng theo chỉ định của thầy thuốc và không nên tự ý ngưng thuốc. Cần giữ ấm cơ thể (chú ý vùng cổ, ngực, nhất là vào lúc sáng sớm và khuya).

Cài đặt máy điều hòa phải phù hợp với từng đối tượng. Nhiều phụ huynh sợ bé lạnh nên giữ nhiệt độ phòng quá nóng (28 - 30OC) làm trẻ tiết mồ hôi nhiều càng dễ nhiễm lạnh.

Không nên vừa dùng quạt cùng lúc với máy điều hòa nhiệt độ. Không cần thiết dùng thau nước đặt trong phòng để tăng độ ẩm.

Tuy nhiên, cần uống nước ngay sau khi ngủ dậy để bù lượng nước tiêu hao làm niêm mạc hơi khô, họng khó chịu.

2. Viêm thanh quản cấp tính: Do nhiễm trùng, ho nặng tiếng, khò khè, sốt, thường xảy ra sau khi bị cảm cúm và gặp ở lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi.

Bệnh nhân cần đến khám và điều trị sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa để phun khí dung, giúp giảm cơn khó thở nguy kịch vì bệnh tiến triển nặng rất nhanh.

Nên phòng cảm cúm bằng cách chủng ngừa cho các bé khi đủ 6 tháng tuổi, tiêm đủ hai liều cách nhau một tháng và tiêm nhắc lại sau mỗi năm.

3. Viêm tiểu thiệt (phần nắp sau thành họng): Do nhiễm trùng, biểu hiện giọng rung, "rè" khi thở, đau họng, khó nuốt, sốt, thường xảy ra ở trẻ 3 - 7 tuổi. Xử trí bằng kháng sinh, giảm viêm, phun khí dung khi cần thiết.

4. Viêm phổi: Do nhiễm trùng phổi, triệu chứng gồm sốt, ho, đau ngực, khó thở, thở nhanh (người lớn nhịp thở trung bình 18 - 25 lần/phút, trẻ em 25 - 30 lần/phút, càng nhỏ tuổi nhịp thở càng nhanh).

Khi nhịp thở tăng quá nhanh hơn nhịp bình thường là biểu hiện tình trạng bệnh lý hô hấp. Có thể khạc đàm trong, vàng hoặc xanh ở người lớn hoặc trẻ lớn (thường trên 5 - 6 tuổi).

Cần đến khám sớm ở những cơ sở y tế để có thể chẩn đoán chính xác bệnh qua thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang tim, phổi và điều trị kịp thời bằng kháng sinh thích hợp.

Nhiều người tự ý mua thuốc điều trị. Điều này hoàn toàn không đúng, rất nguy hiểm vì không thể dựa vào duy nhất triệu chứng ho để bắt bệnh.

5. Thiếu máu: Da xanh, gầy, dễ mệt, hoa mắt, công thức máu biểu hiện mức hemoglobin thấp, dung tích hồng cầu giảm, số lượng hồng cầu giảm.

Cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp như tăng thành phần rau quả, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa trong khẩu phần hằng ngày, kèm theo một số thuốc sẽ được các thầy thuốc ghi toa giúp tăng tổng hợp hồng cầu, nâng cao thể trạng. Kết hợp điều trị nguyên nhân gây thiếu máu.

6. Béo phì: Tăng cân quá mức, cân nặng càng cao, khó thở càng nhiều, nhất là khi vận động hoặc tư thế gập bụng. Cần ăn uống phù hợp như tăng ăn rau, giảm thức ăn béo, ngọt kết hợp tăng cường vận động.

7. Suy tim: Thường kèm theo phù, gan lớn (gây đau tức dưới sườn phải), khó thở khi vận động, đi lại. Xử trí thông thường bằng thở oxy, thuốc trợ tim, lợi tiểu nhưng phải được theo dõi cẩn thận, phòng biến chứng và tác dụng phụ do thuốc. Cần kết hợp điều trị các nguyên nhân gây suy tim.

8. Tắc nghẽn phổi mãn tính: Ho, khạc đàm, thường khó thở sau khi thức giấc, phổ biến ở người hút thuốc lá nhiều và tiếp xúc với bụi công nghiệp. Cần trang bị phương tiện an toàn vệ sinh lao động tốt, nên bỏ hút thuốc lá.

Theo Lamchame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Một Số Lưu Ý Quan Trọng Khi Hút Mũi Cho Con (9/5)
 Cẩm nang sơ cứu trẻ bố mẹ cần biết (6/5)
 Một Số Lưu Ý Khi Chăm Sóc Bé Lên 2 (1-2 Tuổi) (6/5)
 Các bố mẹ ạ, có lẽ chúng ta đã hoàn toàn hiểu sai về vắc-xin và tiêm phòng cho con! (5/5)
 Những món cần gạch ngay khỏi thực đơn của trẻ để con cao lớn (5/5)
 Thực đơn ăn dặm cho bé hôm nay: Cháo lươn béo ngậy (4/5)
 Những điều mà mẹ cần biết về hải sản (29/4)
 8 thực phẩm ngon bổ giúp bé tăng chiều cao hiệu quả (28/4)
 Một Số Lưu Ý Quan Trọng Khi Hút Mũi Cho Con (28/4)
 Hãy Dừng Ngay Việc Lạm Dụng Thuốc Kháng Sinh, Chúng Đã Bắt Đầu Vô Dụng Ở Trẻ Nhỏ (25/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i