Chăm sóc trẻ
   Cẩm nang sơ cứu trẻ bị bỏng dành cho bố mẹ
 

Có không ít trường hợp trẻ bị bỏng nhưng cha mẹ không biết cách sơ cứu khiến cho tình trạng của con càng thêm nguy kịch.

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè. Trong số các nguyên nhân gây bỏng như bỏng lửa, nước sôi, điện, hóa chất, thì bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất.

Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều gia đình chưa có kiến thức hay nói đúng hơn là hiểu sai về sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng khiến vết thương của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.

Để giúp người lớn có thể phản ứng kịp thời và chính xác khi trẻ bị bỏng, dưới đây là một vài lưu ý về cách sơ cứu mà mọi người nên nắm rõ.

Bước đầu khi trẻ bị bỏng người lớn cần:

Bỏng nước sôi là trường hợp phổ biến nhất ở trẻ. Ấm nước sôi, cốc nước nóng, nồi nước đun bếp nếu không được để cẩn thận rất dễ gây ra tai nạn đáng tiếc ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị bỏng, trước tiên người lớn hãy đưa trẻ tránh khỏi chỗ đó và đảm bảo hiện trường không còn gây nguy hiểm gì nữa cho cả bạn và bé.

Nếu bé làm đổ cả nước nóng lên quần áo thì người lớn nên nhanh chóng cởi quần áo ra cho bé để tránh cho bé bị bỏng nặng thêm. Nên cởi từ từ và hạn chế va chạm vào những vết bỏng khác trên người.

Khi vết bỏng ở tay, nếu mẹ thấy lúc đó trên tay con có đeo đồng hồ hay vòng thì cũng nên tháo ra.

Bắt đầu sơ cứu

Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn nên làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

Nếu vết bỏng nặng, người lớn không nên để trẻ ngâm nước trên 20 phút vì lúc đó thân nhiệt của bé có thể hạ một cách nhanh chóng.

Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch

Trường hợp cần đưa đi bệnh viện

Khi con bị bỏng, nhiều cha mẹ học theo mẹo của dân gian là sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ, nước đá, hay một số thứ khác lên vết bỏng của con. Tuy nhiên đây không phải là một cách hay để sơ cứu khi trẻ bị bỏng.

Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ.

Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt và các biến chứng nguy hiểm khác thì người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Theo Thanh Loan (raisingchildren) (Khám phá)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ kén ăn và 8 biểu hiện thường gặp nhất (3/4)
 Tác hại của việc cho trẻ ăn cơm chan nước canh (3/4)
 5 bước xoa dịu em bé đang quấy khóc mẹ nên thử (1/4)
 Chọn thức ăn chuẩn cho bé theo từng tháng tuổi (1/4)
 Những quan niệm sai lầm về ăn dặm ở trẻ mẹ nên biết (30/3)
 Độc chiêu trị "bệnh" con lười ăn rau của một mẹ Việt (30/3)
 6 lỗi phổ biến của mẹ khi cho con ăn sáng (25/3)
 Những ảnh hưởng xấu đến chiều cao của bé (25/3)
 Thao tác xử lý khi con bị hóc dị vật bố mẹ cần biết (24/3)
 8 bước cho con bú bình an toàn mẹ phải ghi nhớ (23/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i