Chăm sóc trẻ
   Hoa quả 'ngon' mắt, đừng cho bé ăn
 

Cha mẹ cần cẩn trọng gấp đôi, ba lần khi cho trẻ ăn trái cây.


Các loại hoa quả luôn là một loại thức ăn bổ dưỡng và hấp dẫn trẻ nhỏ. Tuy vậy, trái cây dù đắt tiền, giàu dinh dưỡng nhưng nếu có những dấu hiệu tàn dư hóa chất như căng mọng, tươi ngon, nhìn 'ngon' mắt... trong thời gian dài sẽ gây tác động làm rối loạn quá trình tăng trưởng của các bé.
Chị Phương Nhung (quận 7, TP. HCM) tâm sự: Lâu nay gia đình chị vẫn thường có thói quen ăn trái cây tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt, chị thường xuyên cho hai con ăn các loại trái cây nhiều lần trong ngày.
Song thời gian gần đây, sau khi nghe những thông tin về việc lạm dụng các hóa chất để giữ cho trái cây tươi, thúc cho mau chín... chị Phương Nhung bắt đầu thận trọng hơn trong việc chọn mua trái cây, đồng thời chị hạn chế số lượng và số lần ăn so với trước.

"Tôi phát hiện ra, nhiều loại trái cây ngày một to bất thường, màu sắc cũng tươi sáng hơn so thời trước rất nhiều nên thành ra thấy... sợ", chị Phương Nhung than thở.
Theo GS - TS. Chu Phạm Ngọc Sơn - Trung tâm đào tạo và Phát triển Sắc ký TP. HCM, từ trước đến nay ai cũng biết ăn nhiều trái cây làm giảm nguy cơ gây ung thư. Nhưng trong tình hình hiện nay, ăn nhiều trái cây lại có nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư hơn bởi hiện nay nhiều người kinh doanh đang lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật để đạt mục đích lợi nhuận.
Hóa chất bảo quản trái cây được phun lên lớp vỏ bên ngoài giúp trái cây tươi lâu trong thời gian dài. Khi chất này thấm vào bên trong làm trái cây cứng và giảm vị ngọt nhưng nguy hại hơn là chất bảo quản dễ gây ung thư và một số bệnh khác cho con người.
Các chất kích thích trái cây chín ảnh hưởng đến sức khỏe như Axetylen có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nhức đầu, chóng mặt... Ethephon, Ethylen có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mắt, da, phổi, trí nhớ và có thể đưa đến hiện tượng thiếu ôxy trong cơ thể.
Đặc biệt, các loại hóa chất bảo quản, dù ở trong liều lượng cho phép nhưng vẫn lớn so với khả năng hấp thụ của các bé.
Để chọn trái cây an toàn nên chọn các trái cây chín, khi đưa nên mũi ngửi thì vỏ có mùi thơm tự nhiên, ăn hoa quả theo mùa, hạn chế ăn trái cây trái mùa. Trái cây mua về phải được rửa sạch, gọt vỏ trước khi cho bé ăn.

Dấu hiệu nhận biết một số trái cây bị chín ép bởi hóa chất

- Sầu riêng chín cây có mùi thơm nồng, gõ vào phần dưới của trái nghe tiếng kêu lộp bộp và dễ nứt ra theo từng múi. Sầu riêng chín ép rất khó tách vỏ.

- Mít chín cây thì cả múi mít, xơ mít đều chín vàng, mùi thơm ngọt, gai mít nở to.

- Chuối chín tự nhiên sẽ có màu vàng xỉn hơn, không bóng mượt nhưng có mùi thơm tự nhiên; loại dùng hóa chất thường rất vàng, trái chuối không no tròn, trông rất mướt, buồng chuối vàng đều từ nải đầu đến nải cuối.

- Tương tự, xoài chín ép có vỏ vàng rực, bóng láng nhưng không có mùi thơm đặc trưng của xoài chín.

Theo Cha mẹ & Con

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Uống quá nhiều sữa khiến bé lười ăn bột (4/9)
 Ăn hoa quả hợp lý theo tháng tuổi (31/8)
 6 sai lầm trầm trọng khi chăm sóc răng bé (30/8)
 Học trò bán trú được chăm như... 'gà công nghiệp' (30/8)
 Chớ coi thường khi con ngủ ngáy (29/8)
 8 bí quyết khi cho con ăn dặm (28/8)
 Phòng tránh 4 mối nguy tại nhà cho bé (27/8)
 3 tác hại của tivi với sự phát triển của bé (27/8)
 Lời khuyên với bé hay cắn (23/8)
 Khi con thích gặm nhấm móng tay (23/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i